Chính phủ tiết lộ ngân sách thâm hụt nhưng Úc đang làm tốt hơn nhiều quốc gia OECD

Australian Treasurer Jim Chalmers speaks  during a Mid-Year Economic and Fiscal Outlook media conference (AAP)

Australian Treasurer Jim Chalmers speaks during a Mid-Year Economic and Fiscal Outlook media conference (AAP) Source: AAP / LUKAS COCH

Sau khi ghi nhận hai năm thặng dư ngân sách, chính phủ Lao động cho biết họ dự kiến sẽ có thâm hụt nhỏ trong năm tài chính 2024-25, theo bản cập nhật ngân sách giữa năm của chính phủ. Tổng Trưởng Ngân Khố Jim Chalmers cũng cảnh báo, Úc sẽ tiếp tục phải đối mặt với thâm hụt ngân sách trong ba năm tới, với lý do bất ổn toàn cầu và nhu cầu quặng sắt yếu hơn của Trung Quốc.


Ngân sách liên bang của Úc đang trên đà thâm hụt lần đầu tiên, kể từ khi đảng Lao động được bầu vào năm 2022, nhưng theo Tổng Trưởng Ngân Khố Jim Chalmers, thì đây vẫn là một dấu hiệu tốt.

"Hai khoản thặng dư trong hai năm đầu tiên, thâm hụt nhỏ hơn trong năm nay và thậm chí có một số trượt dốc trong những năm tiếp theo, mức cải thiện 200 tỷ đô la trong ngân sách kể từ khi chúng tôi được bầu, có nghĩa là người Úc sẽ phải trả ít nợ hơn nhiều”, Jim Chalmers.

Theo phúc trình có tên là ‘Triển vọng Kinh tế và Tài chính Giữa năm’ mới nhất, Úc sẽ ghi nhận mức thâm hụt 26,9 tỷ đô la trong năm tài chính này, ít hơn 1,4 tỷ đô la so với dự đoán trong ngân sách vào tháng 5.

Tuy nhiên người ta cũng dự đoán rằng, thâm hụt sẽ tiếp tục trong vài năm tới, với mức tăng lên 46,9 tỷ đô la trong năm tài chính tiếp theo.
Được biết thâm hụt xảy ra, khi Bộ Tài chính dự kiến sẽ thu được ít hơn 8,5 tỷ đô la thuế doanh nghiệp trong bốn năm tới, vì nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc suy yếu do nền kinh tế đang suy thoái.

Nhưng ông Chalmers nhấn mạnh rằng, Úc đã đạt được sự cân bằng về mặt con số và người dân Úc nên chuẩn bị tinh thần.

"Chúng ta cần nhớ rằng trong bối cảnh quốc tế, hầu hết các nước trong khối OECD đều có một quý tăng trưởng âm, nhưng chúng ta đã thoát khỏi một quý tăng trưởng âm cho đến nay, vị thế nợ tăng trưởng của chúng ta chỉ bằng một phần nhỏ, so với những gì chúng ta thấy ở các quốc gia tương đương và sự cải thiện ngân sách của chúng ta kể từ năm 2021 nhanh hơn nhiều, so với mức trung bình của các nền kinh tế tiên tiến và so sánh cụ thể với các nền kinh tế mà chúng ta thường nhắc đến, vì vậy chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ”, Jim Chalmers.

Được biết Chính phủ cũng sẽ chi 733,1 tỷ đô la, cao hơn 4,4 tỷ đô la so với ngân sách vào tháng 5.

Khoản chi này sẽ được đưa vào khoản thanh toán mới cho dịch vụ chăm sóc trẻ em, chăm sóc người già và các sáng kiến khác.

Thế nhưng kế hoạch tăng chi tiêu của đảng Lao động đã bị người phát ngôn tài chính của phe đối lập Angus Taylor chỉ trích.

"Đây là chính phủ chi tiêu lớn nhất mà chúng ta từng thấy, ngoài thời chiến hoặc khủng hoảng và hoàn toàn không có con đường nào trong bản cập nhật này, để khôi phục mức sống của Úc”, Angus Taylor.

Ông Taylor cũng trích dẫn dữ liệu mới nhất về GDP bình quân đầu người của Úc, ghi nhận mức giảm thứ bảy liên tiếp, kể từ tháng 9 năm 2023.

Trong quý 3 gần đây, Úc cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP chậm nhất trong hai thập niên qua, với chi tiêu của chính phủ là động lực chính của tăng trưởng.

Dữ liệu tỷ lệ lạm phát mới nhất cũng cho thấy trong quý 3, lạm phát đã giảm xuống còn 2,8 phần trăm, mức thấp nhất trong hơn ba năm.

Được biết Ngân hàng Dự trữ đã giữ nguyên lãi suất, ở mức 4,35 phần trăm kể từ tháng 11 năm ngoái.

Trong khi đó ông Pradeep Phillip là nghiên cứu gia chính của Deloitte Access Economics cho biết, cùng với chi tiêu, dự báo thâm hụt cũng phản ánh tình trạng hưởng lợi của Úc, từ phần còn lại của thế giới đã dừng lại.

“Điều chúng ta biết bây giờ, là cơ sở thuế vụ của chúng ta không đủ để bảo đảm rằng, chi tiêu của chúng ta là bền vững".

"Bây giờ, các chính phủ liên tiếp trong một thời gian dài đã không chú ý nhiều đến các cải cách kinh tế và cải cách thuế để chắn chắn rằng, cơ sở tài chính của chúng ta là bền vững".

"Vì vậy chương trình nghị sự tiếp theo trong tương lai từ cả hai phía chính trị, là chúng ta cần bảo đảm rằng chúng ta có tính bền vững về tài chính, được hỗ trợ bởi đánh giá tốt về chi tiêu và cải cách thuế vụ sẽ khuyến khích đầu tư”, Pradeep Phillip.
Trong khi đó kinh tế gia Chris Richardson cho biết, bản cập nhật giữa năm cho thấy, chính phủ Lao động đã nắm bắt cơ hội chi tiêu, nhưng họ cũng đang hết may mắn.

"Chính phủ không mất kiểm soát, nhưng họ đã làm những gì mà hầu hết các chính phủ sẽ làm, khi họ có được khoản lợi nhuận bất ngờ".

"Họ đã đưa ra một số lời hứa nổi bật, sau tin tốt tạm thời".

"Đó là một sai lầm rất cũ, chúng ta đang thấy điều đó một lần nữa, may mắn của thời điểm này hiện đang bắt đầu cạn kiệt. Nhưng nếu chúng ta gặp xui xẻo thì sao?".

"Sẽ thật ngớ ngẩn khi làm ngược lại những gì chúng ta đã làm trong thời kỳ may mắn, để chứng kiến những đợt cắt giảm lớn, gây tổn hại cho mọi người khi ngân sách đang chịu áp lực, tôi không chắc chính phủ có đang giải quyết vấn đề này đúng cách hay không”, Chris Richardson.

Báo cáo cũng dự đoán việc tăng phí thị thực du học, từ 710 đô la lên 1600 đô la từ tháng 2 năm sau, sẽ tăng 1,7 tỷ đô la trong 5 năm kể từ năm tài chính trước.

 và cập nhật tin tức ở 

Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Share