Cộng đồng người Việt tự do tại Victoria (VCA) sẽ tổ chức một cuộc họp vào ngày 12 tháng 11 năm 2019, tại Nghị viện tiểu bang Victoria, nhằm đánh giá các vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, trong bối cảnh chính phủ Úc và Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2018.
Khi tuyên bố Đối tác chiến lược, Việt Nam và Úc cam kết cam kết tăng cường quan hệ dựa trên sự tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và chủ quyền của nhau, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và các hệ thống chính trị tương ứng.
Tuy nhiên, anh Xuân Cường, điều phối viên trẻ tuổi của cuộc họp về nhân quyền do VCA đứng ra tổ chức, cho biết: "Với tình trạng nhân quyền căn bản hiện nay ở Việt Nam bị chà đạp trầm trọng, điều này rõ ràng mâu thuẫn với Hiến chương Liên Hợp Quốc. Chúng tôi muốn giải quyết những vấn đề này và yêu cầu chính phủ Úc cần phải phải xem xét mối quan hệ đối tác với Việt Nam một cách thận trọng và nghiêm túc hơn".Cộng đồng người Việt tại Victoria đang nỗ lực kêu gọi các dân biểu, thượng nghị sĩ tiểu bang và liên bang tham gia vào việc vận động chính phủ Úc xem xét mối quan hệ hợp tác chiến lược với Việt Nam, nếu tình hình nhân quyền không được cải thiện.
vào thứ Ba tuần tới, với phần trình bày của hai khách mời là bà Elaine Pearson (đại diện cho tổ chức Human Rights Watch) và cô Anna Le (đại diện cho tổ chức Humanitarian Affairs Asia).Anh Xuân Cường- điều phối viên của chương trình cho SBS biết:
Elaine Pearson - Human Rights Watch and Anna Le - Humanitarian Affairs Asia (guest speakers) Source: Supplied
"Điều 69 của Hiến Pháp Việt Nam năm 1992 bảo đảm quyền cho mọi công dân “có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật “.
Trong quy trình Kiểm Điểm Định Kỳ Toàn Diện (UPR) vào tháng 5 năm 2009, Việt Nam đã chấp nhận những khuyến nghị của các nước thành viên Liên Hiệp Quốc để “bảo đảm toàn diện quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức và ý kiến phù hợp với Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị”.
Tuy nhiên, trên thực tế, tự do ngôn luận cả trên trực tuyến và ngoài luồng đều bị hạn chế nghiêm trọng bằng một loạt điều luật và quy định cấm mọi phát biểu qua lời nói hay văn viết được xem là “đe dọa quyền lợi của Nhà nước”.