Đây là một trong năm bài chuyên đề "Song ngữ, duy trì tiếng mẹ đẻ và việc học ngoại ngữ tại Úc". Bài liên quan:
Trẻ em học song ngữ sẽ bị lẫn lộn?
Những lợi ích của việc thông thạo hai thứ tiếng đã được nhắc đến rất nhiều.
Nhưng cũng có những phê phán khiến nhiều người lúng túng và hoang mang.
Tiến sĩ Mark Antoniou, một chuyên gia song ngữ trường Đại học Marcs Western Sydney cho biết, đồn đoán phổ biến nhất cho rằng.
-Học một ngôn ngữ thứ hai có thể gây chậm phát triển hoặc khiến một đứa trẻ tụt lại phía sau so với bạn bè cùng trang lứa.
-Trẻ em song ngữ sẽ bị lẫn lộn giữa hai ngôn ngữ khác nhau.
Nhưng Cindy, một sinh viên kinh doanh năm thứ hai, được học tiếng Việt từ rất sớm không đồng ý với quan niệm này
“ Thật sự thì không có,mà ngược lại con rất là thích. Con thấy là con không có lẫn lộn tại xung quanh con ngay cái khu con ở có rất nhiều người Việt người châu Á mình. Nhưng mà ở trong trường mình cũng có nói nhiều tiếng Anh nên con rất là thích cũng như là có thể nói được cả hai ngôn ngữ”
“Con thấy là con không có lẫn lộn” Cindy, sinh viên năm thứ hai ngành kinh doanh
Tiến sĩ Antoniou nói những quan niệm này phát xuất từ "nghiên cứu sơ sài" trong thế chiến thứ nhất và thứ hai, khi một số lớn người di cư ồ ạt đến Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác.
Ông cho biết những di dân ngày ấy đã được đưa vào các cuộc xét nghiệm và họ đạt kết quả rất kém, có lẽ bởi vì họ không thể hiểu được ngôn ngữ trong thử nhiệm đã đưa đến kết luận rằng vấn đề song ngữ của họ là nguyên nhân chính.
Mãi đến giữa thập niên 60, các nhà nghiên cứu mới thục sự nhìn nhận rằng biết hai thứ tiếng không những không phải là điều tồi tệ mà thực ra rất tốt cho não bộ. Thoạt đầu ý kiến này bị chỉ trích dữ dôi nhưng thời gian qua đã cho thấy là xác đáng.
Hàng loạt lợi ích của song ngữ
Cũng theo ông, khả năng song ngữ đem lại hàng loạt lợi ích mà người chỉ biết nói một thứ tiếng không có.
Cindy
“Con tiếp xúc được với nhiều người hơn”
Cô Nguyễn, trưởng khoa ngoại ngữ trung học Cabramatta
“Biết thêm một ngôn ngữ rõ ràng là một lợi thế cho các em khi đi xin việc làm ở một xã hội đa văn hóa như xã hội Úc”.
Hãy nghĩ xem sau này các em lớn ra trường, người Úc, người Việt đều có bằng đại học một cách dễ dàng. Nhưng khi đi xin việc làm, chủ nhân sẽ chọn ai? Giữa một người chỉ có bằng đai học và một người vừa có bằng, vừa biết thêm một ngôn ngữ khác.
Nhất là bây giờ trong xu hướng toàn cầu hóa, không quốc gia nào đứng riêng được hết.
Úc sẽ có nhu cầu giao dịch buôn bán thương mại với các nước khác, nếu không có ai học ngoại ngữ thì làm sao buôn bán giao dịch được?
Còn bản thân các em sau này, khi đi du lịch về Việt Nam hay các nước khác, không biết nói tiếng thì sao tụ tin được?”
Nhất là bây giờ trong xu hướng toàn cầu hóa, không quốc gia nào đứng riêng được hết.Cô Nguyễn, trưởng khoa ngoại ngữ, trung học Cabramatta
Ngọt ngào câu” Mẹ thương con lắm”
Nhưng quan trọng hơn cả, Tiến sĩ Antoniou cho rằng ngôn ngữ có sức mạnh vô song, phá vỡ mọi hàng rào ngăn cách đem lại tiếng cười, niềm vui cho mọi người.
Em Hồng Liên
‘Khi sang chơi với bà nội, con coi phim, bà nội hỏi nó nói về cái gì thì con giải thích được cho bà nội nghe”
Chị Quỳnh Nga
“Chẳng hạn như Martin hay nói, lúc nào con cũng thích nghe mẹ nói Mẹ thương con lắm, giống như cái chữ ấy nó ra, nó đầm ấm, con thích nghe như vậy chứ con không thích nghe I love you, con không thích mà con thích nghe mẹ nói tiếng Việt lắm”
“Con thích nghe như vậy chứ con không thích nghe I love you” Chị Quỳnh Nga
Em Martin
“Em đang coi phim trên TV thì bà ngoại hỏi phim đang nói gì đó, Martin, thì em thông dịch cho bà ngoại, tại TV dùng tiếng Anh, bà ngoại không hiểu”
Cô Nguyễn
“ Khoảng cách giữa ông bà cha mẹ và con cái em thấy cái đó là vấn đề lớn trong các gia đình Việt Nam tại hải ngoại, càng ngày càng xa ra. Mà một trong những nguyên nhân chính là hàng rào ngôn ngữ.
Bây giờ con cái nó không có đủ trình độ tiếng Việt để nói chuyện với cha mẹ ông bà. Ngược lại một số ông bà cha mẹ không đủ trình độ tiếng Anh để nói chuyện với con cái, nên khoảng cách ngày càng xa ra, xảy đến nhiền chuyện không vui trong gia đình”