Những con ếch nầy không lớn lắm, chỉ dài khoảng 3 centimet mà thôi.
Chúng có màu bắt mắt, với những vạch dài màu vàng và xanh lá cây rực rỡ trên lưng.
Ngoài ra, loại ếch ở miền Bắc Corroboree đã trở thành biểu tượng cho các áp lực lên môi trường thiên nhiên tại Úc, đó là biến đổi khí hậu, cháy rừng, đất đai xuống cấp và các điều chỉnh bệnh của thú rừng.
Tổng Trưởng Môi sinh là bà Sussan Ley, đã khánh thành một ngôi nhà mới cho chương trình bảo dưỡng loài ếch ở phía bắc Corroboree, tại Sở Thú Taronga ở Sydney.
Dự án chỉ dưới nửa triệu đô la, được xem là phản ứng của chính phủ liên bang đối với nạn cháy rừng.
“Công việc quí vị sẽ làm rất quan trọng, trong việc bảo vệ một hệ sinh thái mong manh như vậy".
"Con ếch là biểu tượng cho sự mong manh trong hệ sinh thái gần núi non, các áp lực lại càng gia tăng do nạn cháy rừng nữa".
"Vì vậy đây là một việc làm thực sự quan trọng”, Sussan Ley.
Được biết loài ếch nầy sống tự do trong rừng thuộc vùng núi non và cao nguyên, thuộc rặng núi Brinadabella thuộc Lãnh Thổ Thủ Đô, cùng với rặng Fiery kế cận, cũng như tại vùng núi non Bogong thuộc New South Wales.
Các nơi trú ngụ của loài ếch đã giảm xuống đáng kể do cháy rừng và các chuyên gia lo sợ rằng, số lượng loài ếch có thể giảm từ hàng triệu con, xuống còn khoảng 100 con mà thôi.
Chủ tịch Hiệp hội Bảo tồn Taronga là ông Cameron Kerr cho biết, công việc của Sở Thú là thường can thiệp, nhằm tìm cách bảo vệ các chủng loại ở bên bờ tuyệt chủng.
"Vì vậy toán của chúng tôi có thể có mặt tại đó như là những người đầu tiên đáp ứng với chủng loại bị nguy cơ tuyệt chủng rất cao, cũng như chăm sóc cho chúng".
"Dĩ nhiên đó là hàng rào cuối cùng để bảo vệ, nhằm nuôi dưỡng để gia tăng số lượng của chúng, hầu có thể trả chúng về nơi sinh sống quen thuộc của chúng”, Cameron Kerr.
Ông cho biết, dự án sẽ qui tụ các nhà di truyền học, các chuyên gia nuôi dưỡng, chuyên môn về thú y và tài năng trong ngành sinh thể học.
Được biết loài ếch nầy hết sức độc đáo trên thế giới, khi chúng có thể tiết ra độc chất để bảo vệ, hơn là tìm các chất độc từ các nguồn thực phẩm, như các loại ếch có chất độc khác.
Độc chất có alkaloid được tiết ra từ da, như là biện pháp bảo vệ chống lại con vật săn mồi và có thể chống lại sự nhiễm trùng ngoài da của các loại vi trùng.
Chúng cũng hết sức khác biệt về tính tình, khi ngủ suốt mùa đông.
Thế nhưng cũng bất thường không kém, đó là chúng không bắt đầu sinh sản cho đến năm thứ tư và đó là một yếu tố khác, đe dọa sự tồn vong của chúng.
Ông Michael McFadden là Giám thị Sinh Vật thuộc Sở Thú Taronga và sẽ trông coi cơ sở nuôi dưỡng mới nầy.
“Loài ếch ở miền Bắc Corroboree là một trong những chủng loại có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất tại New South Wales hay tại Úc nói chung, nó cũng là con vật biểu tượng nhất".
"Chúng có màu vàng tươi và đen tuyền, nổi bật hơn các loài ếch khác ở Úc".
"Chúng thực sự là loài ếch rất đẹp, thế nhưng không may do một số yếu tố bao gồm bệnh tật và mới đây nhất là hạn hán và cháy rừng, khiến cho loài nầy ở trên bờ vực tuyệt chủng”, Michael McFadden.
"Việc sinh sản các con vật bắt được và làm thế nào để chúng ta hỗ trợ các cơ sở như Sở Thú Taronga, vốn rất chuyên môn trong lãnh vực nầy, đó là nuôi dưỡng một số chủng loại có nguy cơ tận diệt và giúp chúng hồi phục, ngay tại những nơi thích hợp”, Sussan Ley.
Cơ sở nầy được đặt trong một container cũ dài 12 mét tại Sở Thú và có một cửa sổ để quan sát, nhờ đó khách đến thăm Sở Thú có thể thấy được công việc được xúc tiến với loài ếch bên trong.
Ông McFadden cho biết, mục tiêu lâu dài là mang chủng loại nầy sống được trong hoang dã.
“Qua việc xây dựng cơ sở mới nầy tại đây, chúng ta có thể thiết lập một chính sách bảo hiểm mới cho chủng loại nầy, bao gồm việc thu thập trứng trong nhiều năm, để thiết lập sự đại diện về mặt di truyền và hy vọng trong vài năm tới, chúng ta có các con ếch trưởng thành".
"Chúng sẽ ở trong cơ sở nầy và sản sinh nhiều ếch khác, mà chúng ta có thể dùng để tái lập và bổ sung số lượng, ở cảc môi trường thiên nhiên”, Michael McFadden.
Còn bà Sussan Ley cho biết, dự án là con đường sống cho chủng loại nầy, cũng như nhắc nhở chúng ta rằng, ngoài việc bảo vệ cho các loài biểu tượng như koala như mọi người đều biết, thì hậu quả lên cuộc sống hoang dã cũng cần được xem xét đến.
“Những gì Sở Thú Taronga hiện làm với sự hỗ trợ của chính phủ liên bang, khi chúng ta đã qua nạn cháy rừng, là có nhiều công việc tại chỗ".
"Tuy nhiên việc sinh sản các con vật bắt được và làm thế nào để chúng ta hỗ trợ các cơ sở như Sở Thú Taronga, vốn rất chuyên môn trong lãnh vực nầy, đó là nuôi dưỡng một số chủng loại có nguy cơ tận diệt và giúp chúng hồi phục, ngay tại những nơi thích hợp”, Sussan Ley.
Được biết nước Úc là quê hương của gần 240 chủng loại ếch, phần lớn không được tìm thấy tại bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Có 16 loài đã được các chuyên gia cố vấn cho chính phủ xác định trong việc hồi phục sau cháy rừng, mà dường như đã bị ảnh hưởng nặng nề trong trận cháy rừng hồi mùa hè năm rồi.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại