READ MORE

SBS Việt ngữ
Ở vùng cát đỏ miền trung nước Úc, tại các địa danh như Wangkangurru và Yarluyandi, thì vị trưởng lão Thổ Dân Don Rowlands không còn xa lạ với nạn hạn hán.
Thế nhưng giờ đây, một số khu vực trong ngôi nhà sa mạc của ông trông giống một hòn đảo hơn, vì lượng mưa phá kỷ lục ở Queensland đã tràn sang Nam Úc.
Trong khi hầu hết các loài động vật cố gắng trốn thoát, một số loài lại tụ tập ở lũ lụt.
Ông Rowlands cho biết, đây là một cảnh tượng lạ lùng và mê hoặc.
"Với tôi là một Kiểm lâm viên, tôi chỉ yêu thích cuộc sống của các loài chim đi kèm với nó".
"Thật kỳ diệu, nó nằm trong những bông hoa dại, trong thảm cỏ xanh".
"Đó là điều mà bạn không mong đợi được nhìn thấy”, Don Rowlands .
LISTEN TO

Những cảnh tượng kỳ lạ về loài chim kỳ ảo xuất hiện sau trận lũ ở miền trung nước Úc
SBS Vietnamese
02:59
Trong khi đó Don Rowlands là cư dân của Clare ở Nam Úc, cho biết rất nhiều loài chim đã đến khu đất này, từ thiên nga đen và vịt, đến diệc và đại bàng.
"Trong vòng vài ngày kể từ khi nước lụt tràn vào Nam Úc, hàng ngàn con chim dường như xuất hiện từ hư không, thật không thể tin được”, Don Rowlands .
Nhưng các nhà nghiên cứu đã khảo sát các loài chim nước ở phía Đông nước Úc trong hơn 42 năm cho biết, điều đó không phải là bất thường.
Tiến sĩ Kate Brandis là Nghiên cứu viên cao cấp tại Đại học New South Wales, cho biết các loài chim đang săn đuổi nguồn dinh dưỡng mới, thường đi kèm với dòng nước đổ vào.
"Những nơi có lũ lụt, có rất nhiều đảo cát để chúng làm tổ mà không có thảm thực vật, vì vậy chúng thực sự thích điều đó theo quan điểm của loài bồ nông".
"Những loài cá đi kèm với dòng nước lũ đó, cũng là nguồn thức ăn tuyệt vời, trong khi chúng làm tổ và nuôi con non”, Kate Brandis.
Hơn 20.000 con bồ nông đã di cư đến Hồ Narran ở New South Wales vào năm 2023, đây là nguồn nước chỉ đầy vào thời điểm lũ lụt lớn.
Những loài chim này có thể di chuyển hơn 400 km, di cư đến vùng nước lũ mới ở Hồ Gippsland, Victoria.
Tiến sĩ Brandis cho biết vẫn còn là một bí ẩn, về cách những loài chim này biết nơi để đi.
"Không ai thực sự biết tại sao những loài chim di cư đến các vùng bị ngập lụt, nhưng điều này rất phổ biến và chúng làm như vậy với số lượng rất lớn khi điều kiện thích hợp, ở các hệ thống đất ngập nước lớn đó”, Kate Brandis.