Đã 60 ngày: Việc cắt giảm của USAID đang được cảm nhận như thế nào ở Thái Bình Dương

Tuvalu resident stands in water (AAP).jpg

Việc Donald Trump tạm dừng tất cả các khoản tài trợ của USAID trong 90 ngày đã khiến ngành này rơi vào hỗn loạn. Khi chính quyền đánh giá những chương trình nào được coi là sử dụng quỹ phù hợp, rõ ràng có một lĩnh vực không phù hợp với bản tóm tắt đó: biến đổi khí hậu. Đây cũng là vấn đề lớn nhất ở Thái Bình Dương. Đã đi được 2/3 chặng đường trong quá trình tạm dừng tài trợ viện trợ và cảm nhận của nó ở Thái Bình Dương.


Vào ngày 20 tháng 1, tin tức không mong muốn đã đến,

nhà tài trợ viện trợ lớn nhất thế giới, đã tạm dừng các khoản tài trợ trong 90 ngày.

"Tôi đã bị sốc, ồ tôi không nên nói là bị sốc, vì chúng tôi biết Donald Trump sẽ làm những điều cực đoan".

"Vì vậy đó không phải là một cú sốc về mặt đó, thực tế là ông ấy thực sự đã làm điều như vậy và khi chúng tôi thấy quy mô và tốc độ của sự tạm dừng, đó là điều thực sự gây sốc".

"Từ ngữ duy nhất tôi có thể sử dụng để mô tả nó là tàn bạo, đó là một sự dừng lại đột ngột và tàn bạo, có đủ loại tác động đến cuộc sống và phúc lợi của mọi người trên toàn thế giới”, Robert Glasser.

Đó là Robert Glasser, Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Khí hậu và An ninh của Viện Chính sách Chiến lược Úc.
Đến ngày 24 tháng 1, một lệnh ngừng hoạt động đã được ban hành cho tất cả các sáng kiến do U-S-A-I-D tài trợ, khi chính quyền bắt đầu xem xét lại tất cả các chương trình.

Mục tiêu cuối cùng là chỉ tài trợ cho các chương trình, hoàn toàn phù hợp với chính sách đối ngoại của Tổng thống Hoa Kỳ.

Hiện chúng ta đã đi được hai phần ba chặng đườn,g của thời gian tạm dừng 90 ngày.

Chính phủ Hoa Kỳ cho biết họ đã cắt giảm 83 phần trăm chi tiêu viện trợ, mặc dù không rõ những chương trình nào đã bị cắt giảm.

Hàng chục ngàn người đã mất việc làm và các chuyên gia cho biết nhiều người sẽ mất mạng.

Viện Guttmacher ước tính, sẽ có thêm 8.500 phụ nữ sẽ tử vong do các biến chứng, trong quá trình mang thai và sinh nở, do thời gian tạm dừng tài trợ 90 ngày.

Châu Âu và Châu Phi nơi Hoa Kỳ là quốc gia tài trợ lớn nhất, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Và sẽ có những hậu quả toàn cầu do các khoản đóng góp cho các chương trình toàn cầu giảm, như các chương trình do Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới điều hành.

Nhưng gần với nước Úc, cũng đã có tác động, do Hoa Kỳ là quốc gia tài trợ lớn thứ 5 ở Thái Bình Dương, sau Úc, Trung Quốc, Nhật Bản và New Zealand.

Mặc dù Hoa Kỳ chỉ đóng góp 6 phần trăm tổng số tiền tài trợ phát triển cho Thái Bình Dương vào năm 2022, nhưng việc tạm dừng tài trợ của Hoa Kỳ đã ngăn chặn hàng triệu đô la đổ vào khu vực này.

Teuleala Manuella Morris là Giám đốc toàn quốc của chương trình ‘Live and Learn’ ở Tuvalu.

"Lãnh vực chính của chúng tôi tập trung nhiều, là vào biến đổi khí hậu, khả năng phục hồi khí hậu, xói mòn môi trường".

"Chúng tôi cũng có các chương trình về WASH, tức là nước, vệ sinh và vệ sinh cá nhân".

"Chúng tôi cũng làm việc trong các chương trình an ninh lương thực và với tất cả các hoạt động này, chúng tôi cố gắng đưa vào các chương trình bình đẳng giới, khuyết tật và hòa nhập xã hội, để chúng tôi không bao giờ bỏ lại ai phía sau”, Teuleala Manuella Morris.

Được biết ‘Live and Learn Tuvalu’ là một trong vô số tổ chức trên khắp Thái Bình Dương, nhận được một số khoản tài trợ của USAID.

Các quốc gia tài trợ như Hoa Kỳ, hiếm khi tự mình thực hiện công việc.

Nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Chính sách Phát triển của Đại học Quốc gia Úc là Cameron Hill cho biết, đó là một hệ thống nhiều lớp.

"Hầu hết viện trợ được cung cấp, thông qua sự kết hợp giữa các đối tác đa phương, thương mại và N-G-O, sau đó chính các tổ chức đó sẽ có các đối tác trong các quốc gia".

"Vì vậy có nhiều lớp về cách viện trợ nước ngoài được cung cấp và đó là một hoạt động rất phức tạp”, Cameron Hill.

Thường thì có một nhà tài trợ bao quát cho một chương trình lớn, những hợp đồng này lên tới hàng triệu đô la và kéo dài trong nhiều năm, trong trường hợp này, đó là USAID.

Sau đó có một loại trung gian, một tổ chức có thể giám sát toàn bộ chương trình, có thể trải dài trên nhiều quốc gia, rồi kế tiếp là công việc thực tế trên thực địa, thường do các N-G-O địa phương thực hiện.
Vai trò trung gian là những gì Josephine Hutton đã làm, trước khi bị cắt giảm.

"Nhiệm vụ của chúng tôi là hỗ trợ một phần cho họ, bằng lời khuyên kỹ thuật nếu họ cần hỗ trợ, cách tiếp cận nguồn tài trợ, cách đo lường tác động của họ, cách truyền đạt công việc của họ đến thế giới, kết nối họ với các tổ chức khác trên khắp Thái Bình Dương, để họ không bị cô lập”, Josephine Hutton.

Chương trình trị giá 2,2 triệu đô la Mỹ mà bà Hutton đang thực hiện, được USAID tài trợ toàn phần.

Chương trình bao gồm các tổ chức ở Samoa, Tonga, Tuvalu và Kiribati, tập trung vào việc chuẩn bị cho cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai, thông qua lăng kính về giới và hòa nhập người khuyết tật.

"Ngay sau đó, thông báo chính thức được gửi đến các tổ chức và đó là những thông báo, về căn bản là nói rằng, bất kỳ chương trình nào được Hoa Kỳ tài trợ đều phải dừng ngay lập tức".

"Do đó tất cả các tổ chức khác được tài trợ, như các tổ chức nhỏ ở Thái Bình Dương và các tổ chức phi chính phủ của Úc hoạt động trên khắp Thái Bình Dương, đều phải dừng ngay công việc".

"Rõ ràng là rất nhanh chóng rằng, thực tế là nhiều chương trình trong số này, không có khả năng khởi động lại”, Josephine Hutton.

Bà Morris cho biết, đã có tác động ngay lập tức.

"Tôi đã mất khoảng 5 nhân viên, thuộc 2 chương trình theo quỹ Pacific American”, Teuleala Manuella Morris.

Được biết những chương trình đó, giúp cộng đồng thích nghi với những thay đổi thời tiết khắc nghiệt, thông qua giáo dục và đào tạo.

Người dân được tư vấn về các kỹ năng, bao gồm trồng loại cây nào có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt, cách lập kế hoạch ứng phó thảm họa cho các gia đình và cải thiện việc thu thập nước và thực phẩm.

"Tôi đang cố gắng nói chuyện với cộng đồng tài trợ khác, những người quan tâm đến việc tiếp tục từ đó, vì chúng tôi đã hứa với cộng đồng của mình”, Teuleala Manuella Morris.

Tòa Bạch Ốc cho biết việc tạm dừng tài trợ, là để bảo đảm có thể xem xét các chương trình nào, phù hợp với chính sách đối ngoại của Chính quyền Trump.

Bà Hutton không lạc quan rằng, các chương trình tài trợ ở Thái Bình Dương, nằm trong chương trình nghị sự mới của Chính phủ Hoa Kỳ.

"Nhiều tổ chức trên khắp Thái Bình Dương tham gia vào lãnh vực biến đổi khí hậu, thích ứng, thảm họa, khả năng phục hồi, bình đẳng giới, hòa nhập người khuyết tật, tất cả những vấn đề này rõ ràng là những chủ đề sẽ không được hỗ trợ tốt, khi chính phủ Hoa Kỳ thay đổi”, Josephine Hutton.
Còn Tiến sĩ Glasser cho biết, một nguyên nhân cụ thể đang bị bác bỏ.

"Mọi công chức đều biết rằng, chính phủ này, chính phủ Hoa Kỳ, không muốn nhìn thấy những từ ngữ biến đổi khí hậu”, Robert Glasser.

Thế nhưng đối với các quốc đảo Thái Bình Dương, không thể phủ nhận cuộc khủng hoảng khí hậu.

"Những quốc gia này có lẽ là những quốc gia đóng góp ít nhất, vào những thay đổi này trên thế giới".

"Vì vậy, điều trớ trêu là những người đóng góp ít nhất, nhưng phải chịu đựng nhiều nhất và không nơi nào chịu đựng nhiều hơn ở Quần đảo Thái Bình Dương, nơi mà chính sinh kế, cuộc sống, văn hóa, đất nước của họ, đang biến mất dưới những con sóng”, Robert Glasser.

Được biết Tuvalu nằm giữa Úc và Hawaii, quốc gia rộng 26 km vuông này, là nơi sinh sống của khoảng 11 ngàn người.

Tổ chức UNICEF dự đoán, đây sẽ là quốc gia đầu tiên không thể sinh sống được, do biến đổi khí hậu với 95% diện tích đất nước, được dự đoán sẽ chìm dưới nước vào cuối thế kỷ.

"Thật buồn khi có người nói rằng, không có biến đổi khí hậu, vì chúng ta thực sự đang phải trải qua nó”, Teuleala Manuella Morris.

Được biết nạn hán đang trở nên phổ biến hơn và dữ dội hơn, cũng như lốc xoáy xảy ra thường xuyên hơn.

Còn ngành nông nghiệp truyền thống dựa vào nước ngầm để canh tác, theo bà Morris cho biết điều đó không còn khả thi nữa, khi mực nước biển dâng cao mang theo nước mặn.

"Đó là cách chúng tôi, những người dân của chúng tôi, tổ tiên của chúng tôi đã sống sót qua bao năm tháng và hàng ngàn năm, trong những môi trường khắc nghiệt như vậy".

"Nhưng giờ đây, với mực nước biển dâng cao và những cơn bão thường xuyên đổ bộ vào các đảo của chúng tôi, thì bây giờ bạn có thể thấy một số vùng đất đó đã bị bỏ hoang, vì không có cách nào để chúng tôi có thể xuống đó và trồng lại mùa màng”, Teuleala Manuella Morris.

Được biết Tuvalu hiện phụ thuộc rất nhiều vào thực phẩm được nhập từ Fiji, New Zealand và Úc.

Với mối đe dọa hiện hữu đối với Tuvalu, một hiệp ước đã được ký kết.

Liên minh Falepili Úc-Tuvalu cho biết, Úc sẽ tiếp tục công nhận quyền tự chủ và chủ quyền của Tuvalu, sẽ hỗ trợ Tuvalu trong các thảm họa thiên nhiên, hoặc các mối đe dọa quân sự và sẽ cho phép người Tuvalu đến Úc để sinh sống, làm việc và học tập theo một lộ trình cấp thị thực đặc biệt đang được xây dựng.

Bà Morris cho biết, người Tuvalu muốn ở lại quê hương.

"Không ai muốn đến Úc, Thủ tướng của chúng tôi đã từng nói chuyện với chúng tôi về hiệp ước này, hầu hết những người lớn tuổi chung quanh tôi đều không vui".

"Nó giống như một văn bản đầu hàng và hầu hết những người lớn tuổi của chúng tôi không muốn đi".

"Nhưng đối với cá nhân tôi, đó là một điều gì đó là sự lựa chọn".

"Tôi đã được lựa chọn đến một nơi với sự tôn nghiêm và ở cấp độ cá nhân, tôi muốn trao điều đó cho con cái mình”, Teuleala Manuella Morris.

Còn Tiến sĩ Glasser cho biết, Tuvalu không phải là quốc gia duy nhất có mối quan tâm về khí hậu.

"Có lẽ Úc sẽ nhìn vào Thái Bình Dương và nói rằng, rủi ro an ninh số một, là Trung Quốc đang xâm nhập vào các quốc gia đó".

"Nhưng đối với người dân đảo Thái Bình Dương, đó chắc chắn là biến đổi khí hậu”, Robert Glasser.

Được biết mối quan tâm chung quanh Trung Quốc, là một trong những lý do khiến Úc tăng cường chương trình viện trợ ở Thái Bình Dương.

Đây là ưu tiên đặc biệt của Chính phủ Albanese và được Hoa Kỳ quan tâm.

Với cuộc chiến liên tục giành ảnh hưởng trong khu vực, có những lo ngại rằng Trung Quốc có thể lấp đầy khoảng trống mà Hoa Kỳ để lại.

Như Ngoại trưởng Penny Wong đã nói với Ủy ban Ước Chi của Thượng viện.

"Có một mệnh lệnh nhân đạo rằng, nếu bạn có thể bảo đảm có nhiều trẻ em có thể lớn lên khỏe mạnh hơn và có thể giảm số lượng trẻ em tử vong, thì đó là điều tốt cho nhân loại".

"Nhưng cũng có một lợi ích quốc gia rất thực tế, đối với chúng ta để chắn chắn rằng, chúng ta tối đa hóa sự phát triển, an ninh và ổn định của khu vực của chúng ta và thứ hai là chúng ta không để lại không gian cho những người khác lấp đầy”, Penny Wong.

Lãnh đạo phe đối lập Peter Dutton cho biết, ông cũng thất vọng về hành động của Hoa Kỳ.

"Tôi nghĩ rằng Úc có lý do, để ủng hộ việc trả lại một số khoản tài trợ đó và chúng ta có thể làm điều đó theo cách tôn trọng với Hoa Kỳ, nhưng tôi không đồng ý với một số khoản tài trợ mà họ đã rút lại và tôi nghĩ rằng, điều đó gây bất lợi cho lợi ích chung trong khu vực, và tôi hy vọng rằng có thể có một cuộc thảo luận giữa các chính phủ của chúng ta về một con đường hợp lý, để tiến về phía trước trong vấn đề đó”, Peter Dutton.

Chính phủ cho biết, vẫn đang đánh giá tác động của các khoản cắt giảm và vẫn chưa phân bổ thêm, bất kỳ khoản tài trợ nào cho Thái Bình Dương.

Trên thực tế, bà Morris đang tìm kiếm các giải pháp thay thế.

"Tôi hiện đàm phán với Cao ủy Úc, để hỗ trợ chúng tôi. Họ có vẻ tích cực, nhưng không nâng cao tinh thần của tôi về vấn đề này”, Teuleala Manuella Morris.
Tiến sĩ Glasser cho biết việc đổi tên các chương trình, có thể giúp thu hút nguồn tài trợ của Hoa Kỳ.

"Hiện tại, các viên chức đang cố gắng tìm cách tổng hợp lại vấn đề khí hậu, như nói về giảm thiểu rủi ro thiên tai, điều này khác biệt không gây ra những phản ứng giống như khí hậu".

"Có lẽ là để che đậy nó theo hướng an ninh quốc gia và ít tập trung vào nhân đạo, hơn là về những hàm ý liên quan đến cạnh tranh với Trung Quốc”, Robert Glasser.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 

Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Share