Doanh nghiệp Úc muốn mở rộng thị trường Việt Nam: Cơ hội, thách thức và hỗ trợ của chính phủ Úc

tyler-franta-iusJ25iYu1c-unsplash.jpg

Chiến dịch "Step ahead with Southeast Asia" của Chính phủ Úc đang khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Credit: Unsplash/Tyler Franta

Việt Nam nổi lên như một trong những điểm đến hấp dẫn nhất cho các doanh nghiệp quốc tế, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp từ Úc. Với nền kinh tế phát triển nhanh chóng, dân số trẻ và tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng, thị trường này mang đến cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức. Những doanh nghiệp Úc như EzyRemit đang tìm cách mở rộng tại Việt Nam, nhận được sự hỗ trợ từ các chương trình của chính phủ như Austrade và Landing Pad.


EzyRemit: Từ Sydney đến Việt Nam

EzyRemit, một công ty công nghệ tài chính có trụ sở tại Sydney thành lập vào tháng 11 năm 2020.

Công ty chuyên cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế và thanh toán xuyên biên giới, phục vụ cộng đồng người Việt trên toàn thế giới. Hiện tại, đã mở rộng hoạt động sang nhiều thành phố lớn như San Francisco, Toronto, Queenstown, Tokyo, và đặc biệt là Sài Gòn, một trong những thị trường trọng điểm của Đông Nam Á.
LISTEN TO
Austrade Ezy Remit image

Doanh nghiệp Úc muốn mở rộng thị trường Việt Nam: Cơ hội, thách thức và hỗ trợ của chính phủ Úc

SBS Vietnamese

11:44
Theo ông Allan Nguyễn, người đồng sáng lập và là đại diện EzyRemit, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và sự phát triển của công nghệ tài chính.

Việt Nam hiện là nền kinh tế số phát triển nhanh nhất Đông Nam Á với mức tăng trưởng 19% hàng năm.
rupixen-Q59HmzK38eQ-unsplash.jpg
Thanh toán và chuyển tiền quốc tế Credit: Unsplash
Bốn yếu tố then chốt khi mở rộng ở Việt Nam

Quá trình thâm nhập vào một thị trường mới không chỉ đơn thuần là mang sản phẩm đến với khách hàng mà còn đòi hỏi sự thích ứng linh hoạt. Ông Allan Nguyễn chỉ ra bốn yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp Úc cần cân nhắc:

Thứ nhất, quy mô và đặc điểm thị trường. Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển nhanh, với lực lượng lao động trẻ và ngày càng có trình độ cao. Tuy nhiên, sự phân bố nhân lực chưa đồng đều.

Thứ hai, văn hóa kinh doanh. Ở Việt Nam, các mối quan hệ cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Khác với môi trường kinh doanh ở Úc, nơi các giao dịch dựa trên hợp đồng và quy định rõ ràng, tại Việt Nam, yếu tố tin tưởng giữa đối tác có thể ảnh hưởng lớn đến sự thành công của một thương vụ.

Thứ ba, đối thủ cạnh tranh. Việt Nam không chỉ là điểm đến của các doanh nghiệp quốc tế mà còn có sự hiện diện mạnh mẽ của các công ty nội địa. Những doanh nghiệp trong nước thường có lợi thế về chi phí vận hành và sự thấu hiểu thị trường, đòi hỏi các startup ngoại phải có chiến lược cạnh tranh phù hợp.

Thứ tư, tìm kiếm đối tác địa phương. Việc hợp tác với đối tác trong nước không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về môi trường kinh doanh mà còn tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng thị phần và xây dựng lòng tin với khách hàng Việt Nam.
ALLAN-9.jpg
Ông Allan Nguyễn, đồng sáng lập EzyRemit.

Sự hỗ trợ từ Chính Phủ Úc

Nhận thức được những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp Úc phải đối mặt khi mở rộng ra thị trường quốc tế, chính phủ Úc đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ.

Bà Trang Vũ, Giám đốc Chương trình Landing Pad tại Việt Nam, cho biết đang đóng vai trò cầu nối giữa các startup Úc và thị trường Việt Nam thông qua nhiều sáng kiến thực tiễn.

Một trong số đó là chương trình nơi các doanh nghiệp được cung cấp thông tin thị trường, kết nối với đối tác chiến lược và tham gia các chương trình bootcamp giúp họ sẵn sàng gia nhập thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, Global Toolkit cũng là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ sẵn sàng xuất khẩu, từ đó xây dựng chiến lược mở rộng phù hợp.

Chiến dịch "" của Chính phủ Úc đang khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Ông Nicholas Moore, Đặc phái viên Kinh tế Đông Nam Á của Úc nhấn mạnh: "Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, với hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động và nền kinh tế số mở rộng nhanh chóng.
2025-04-08_18-55-00.jpg
Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử, nhu cầu về dịch vụ số và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Úc muốn mở rộng tại khu vực này."

Theo bà Trang Vũ, bên cạnh công nghệ tài chính (fintech), nhiều lĩnh vực khác tại Việt Nam cũng đang mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Úc, đặc biệt là công nghệ chăm sóc sức khỏe, giáo dục quốc tế và nông nghiệp bền vững. Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, đồng thời có nhu cầu cao về các giải pháp thông minh trong sản xuất và dịch vụ.

"Mọi rủi ro có thể giảm thiểu được thông qua sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Doanh nghiệp Úc cần dành thời gian nghiên cứu thị trường, kết nối với chuyên gia địa phương và có chiến lược tiếp cận phù hợp để thành công tại Việt Nam."

Những điều này cũng được tổng hợp trong nghiên cứu với tên gọi của Asialink.

"Các doanh nghiệp Úc trong một số lĩnh vực có lợi thế về thương hiệu chỉ đơn giản nhờ vào việc sản phẩm được sản xuất tại Úc. Nhìn chung, sản phẩm Úc có uy tín cao tại Việt Nam.

Việc nhấn mạnh xuất xứ từ Úc có thể trở thành một công cụ tiếp thị hiệu quả cho các doanh nghiệp đang mở rộng sang thị trường Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực thực phẩm, đồ uống và nông nghiệp."

Đồng hành cùng chúng tôi tại và cập nhật tin tức ở 

Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ hay 

Share