Gaza ngừng bắn giai đoạn 1, về lâu dài thì từ từ bàn tiếp

Mideast Wars Gaza Ceasefire Glance

FILE - Palestinians inspect the rubble of the Yassin Mosque after it was hit by an Israeli airstrike at Shati refugee camp in Gaza City, on Oct. 9, 2023. (AP Photo/Adel Hana, File) Source: AP / Adel Hana/AP

Thỏa thuận ngừng bắn và giải cứu con tin giữa Israel và Hamas đã mở ra một chương mới trong cuộc xung đột kéo dài tại Trung Đông. Các điều khoản của thỏa thuận đang được xem xét và đánh giá khi các bên và nhà đàm phán tìm cách bảo đảm chúng được duy trì với sự cân nhắc đến hòa bình lâu dài và tương lai của Dải Gaza.


Ở Gaza, tin tức về thỏa thuận ngừng bắn và giải cứu con tin giữa Israel và Hamas, do Qatar, Hoa Kỳ và Ai Cập làm trung gian, đã được hoan nghênh như một cơ hội để tạm dừng 15 tháng giao tranh.

Nhưng có sự lo ngại vì các yếu tố của thỏa thuận vẫn đang được hoàn thiện - và cũng có lo ngại rằng Israel có thể lợi dụng khoảng thời gian trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực [[cuối tuần này vào Chủ Nhật ngày 19 tháng 1]] để tiếp tục tấn công Gaza.

Hơn 46.700 người Palestine đã thiệt mạng kể từ khi cuộc xung đột leo thang bắt đầu vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, sau cuộc tấn công của Hamas vào miền nam Israel khiến 1200 người thiệt mạng và 250 người khác bị bắt làm con tin.

Các nỗ lực ngừng bắn trước đây đã không thành công, vậy thỏa thuận này khác biệt như thế nào?

Tiến sĩ Marika Sosnowski, một nghiên cứu viên tại Đại học Melbourne chuyên về vấn đề ngừng bắn giải thích.

"Tôi nghĩ sự khác biệt về lệnh ngừng bắn này là các điều khoản, ít nhất là giai đoạn đầu tiên của lệnh ngừng bắn, nó thực sự chi tiết. Và thực tế là nó đã được đàm phán trực tiếp ít nhiều giữa các bên trong cuộc xung đột, tức là chính phủ Israel và Hamas. Vì vậy, theo kinh nghiệm của tôi, các điều khoản chi tiết có nghĩa là các bên đã thực sự đầu tư thời gian và công sức để bảo đảm rằng các điều khoản đó là những gì họ mong muốn, và do đó, về cơ bản, họ có nhiều động lực hơn để tuân thủ các điều khoản mà họ đã đàm phán."

Tiến sĩ Eyal Mayroz, giảng viên cao cấp về nghiên cứu hòa bình và xung đột tại Đại học Sydney, cũng lạc quan hơn về thỏa thuận ngừng bắn này khi so sánh với các nỗ lực khác.

"Thỏa thuận ngừng bắn và các cuộc trao đổi mà chúng ta đang chứng kiến ngày nay rất giống với những gì đã được đưa ra vào tháng 5 năm ngoái, tức là hàng chục ngàn cái chết có thể không xảy ra nếu nó được thực hiện lúc đó. 120 binh lính Israel đã thiệt mạng kể từ tháng 5. Nó kéo dài quá lâu. Bây giờ khi đạt được thì mọi thứ vẫn có thể diễn biến không như mong đợi, nhưng triển vọng giải quyết thì gần hơn nhiều."

Thỏa thuận, về cơ bản có thể được chia thành ba phần, ngoại trừ giai đoạn một thì các giai đoạn sau của thỏa thuận vẫn chưa biết chắc chắn.

Giai đoạn một của thỏa thuận sẽ kéo dài sáu tuần trong đó bao gồm việc trao đổi 33 con tin Israel - ưu tiên phụ nữ, trẻ em và người già - để đổi lấy việc thả tất cả phụ nữ và trẻ em Palestine dưới 19 tuổi bị giam giữ kể từ ngày 7 tháng 10.

Thỏa thuận cũng nêu rõ rằng quân đội Israel sẽ rút lui một phần khỏi khu vực, di chuyển ra khỏi các khu vực đông dân cư đến rìa Dải Gaza và cũng kêu gọi tăng cường viện trợ nhân đạo vào Gaza.

Mười sáu ngày sau giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận, các cuộc đàm phán dự kiến sẽ bắt đầu giai đoạn thứ hai sẽ bàn về việc thả những người bị bắt còn lại, điều kiện để ngừng bắn vĩnh viễn và việc rút quân hoàn toàn của quân đội Israel.

Tiến sĩ Mayroz cho biết có hy vọng rằng các nỗ lực quốc tế sẽ ngăn cản Israel hoặc Hamas chặn các giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận.

"Có rất nhiều lo ngại về việc liệu Netanyahu có đi tiếp cuộc thỏa thuận trong giai đoạn thứ hai hay không, vì điều này có nghĩa là Israel sẽ rút hoàn toàn khỏi Gaza và như vậy nó đi ngược lại mọi lời hứa của ông cho đến nay. Nhưng mặt khác, có một liên minh quốc tế rất mạnh cam kết hỗ trợ."

Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng sự kết hợp giữa áp lực quốc tế và trong nước đã góp phần vào thời điểm của thỏa thuận này.

Tiến sĩ Ran Porat [[vần điệu với 'Borat']] từ Trung tâm Văn minh Do Thái của Đại học Monash, Úc giải thích rằng đối với Hamas, viễn cảnh mong manh về sự hỗ trợ từ các lực lượng ủy nhiệm - bao gồm Iran, Lebanon và Syria - kết hợp với việc Israel leo thang mạnh mẽ các cuộc tấn công vào phía bắc dải Gaza đã dẫn đến sự mất mát lớn về tinh thần.

Ông cho biết đối với Israel, áp lực từ Hoa Kỳ - và đặc biệt là tổng thống đắc cử Donald Trump - giải thích một phần về thời điểm.

"Trump đã đến với một thái độ hoặc cách tiếp cận khác, và không chỉ là hãy thỏa thuận, mà còn là tôi sẽ rất cứng rắn về vấn đề này. Tôi không nói chơi. Tôi nói những gì tôi làm và bắt đầu đe dọa. Netanyahu có thể sẽ nói 'Tôi buộc phải làm thế' với bộ sậu của ông. Nhưng điểm mấu chốt là Trump đã mang lại uy tín. Ông ấy đã mang đến một cách tiếp cận kiên quyết hoặc một cách tiếp cận không tào lao. Ông ấy đã đưa ra một thời hạn. Tất cả phải được hoàn tất trước khi tôi nhậm chức vào ngày 20 tháng 1, và ông ấy đã cử người của mình đến."

Nhưng Tiến sĩ Mayroz cho biết các nhà lãnh đạo đã dựa vào nhau để thúc đẩy thỏa thuận ngừng bắn.

"Biden không thể kéo cái thỏa thuận này lọt qua điểm tắc nghẽn nếu không có những lời đe dọa và quyền lực của Trump đối với chính phủ Israel, chủ yếu là những lời đe dọa đối với cả hai bên. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng đối với Trump, điều này được làm rất tốt. Ông ấy không muốn vào Tòa bạch Ốc và vẫn phải đối mặt với thách thức vì hiện tại, với tư cách là tổng thống đắc cử, ông ấy dễ dàng gây áp lực lên cả hai bên cho họ thấy là có thể sẽ khó khăn hơn sau này."

Vấn đề về quyền quản lý Gaza vẫn còn đó, khi Israel, Hoa Kỳ và các đồng minh kêu gọi Hamas từ chức.

Nhưng Tiến sĩ Mayroz cho biết trong khi chính quyền mới ở Gaza sẽ bảo đảm rằng không có sự tham dự của Hamas thì như họ vẫn có thể có vai trò đằng sau hậu trường.

"Tôi nghĩ rằng chính quyền Netanyahu đã từ chối và không giải quyết vấn đề quan trọng đó trong một thời gian dài. Và khi làm như vậy, đã làm suy yếu đáng kể lợi ích của Israel cũng như của mọi người khác. Nhưng tôi nghĩ rằng bây giờ chúng ta đang ở trong một tình huống mà Israel đã thừa nhận, mặc dù không phải là một cách rõ ràng, rằng có lẽ Chính quyền Palestine sẽ tham gia vào việc quản lý Gaza trong tương lai. Điều đó sẽ phải là sự kết hợp giữa quyền tự quản của người Palestine, sự ủng hộ mạnh mẽ của người Ả Rập về mặt kinh tế và các mặt khác, cũng như sự tham gia của Hoa Kỳ và các quốc gia khác trên thế giới."

Tiến sĩ Porat đồng ý rằng một lực lượng Ả Rập có lẽ là lực lượng tốt nhất để quản lý khu vực này.

"Bất kỳ ai nói về Gaza đều cần hiểu rằng Gaza không phải là Melbourne, đúng không? Không chỉ là một dải đất ngắn, rất đông đúc, mà phải có người có đủ tầm nhìn và lòng dũng cảm để tiến vào Gaza. Có thể là người nào đó từ bên ngoài và có thể thay thế Israel. Israel hiện đang ở Gaza và sẽ ở Gaza, hoặc bên ngoài Gaza, như một lực lượng giám sát sẽ có mặt trên thực địa. Lựa chọn tốt nhất thay thế Israel có thể là một lực lượng của một quốc gia Ả Rập nào đó, có thể là từ Tiểu các Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, từ Ai Cập, được phương Tây tài trợ, được Liên hợp quốc tài trợ, mang lại cho người dân Gaza cảm giác an toàn và trật tự."
Cả hai bên đều không nhận được mọi thứ họ kêu gọi từ thỏa thuận.

Nhưng Tiến sĩ Sosnowski cho biết hai yêu cầu chính của Hamas, là rút toàn bộ quân đội Israel khỏi lãnh thổ Gaza và ngừng bắn vĩnh viễn, không xuất hiện trong thỏa thuận này.

Bà cho biết lệnh ngừng bắn có thể khác nhau tùy thuộc vào động lực quyền lực giữa hai bên - điều mà bà gọi là hợp đồng siết cổ.

"Do chênh lệch quyền lực giữa các bên, một bên buộc bên kia phải chấp nhận các điều khoản mà họ muốn. Và điều đó không có nghĩa là tất cả các điều khoản, nhưng tôi nghĩ trong trường hợp này, nó có nghĩa là rất nhiều điều khoản. Và tôi nghĩ điều đó được chứng minh bằng thực tế là chúng ta thấy thỏa thuận này về cơ bản là cùng một thỏa thuận đã được đưa ra thảo luận vào tháng 5 năm ngoái, năm 2024. Thực tế là không có nhiều thay đổi, nhưng giờ đây chính trị trong nước đã thay đổi. Bối cảnh quốc tế có khả năng đã thay đổi, với việc Trump nhậm chức tại Hoa Kỳ. Và Netanyahu đã quyết định, được thôi, hãy đưa một thỏa thuận lên bàn đàm phán. Hãy đồng ý với thỏa thuận này ít nhiều có cùng các điều khoản với những gì Biden đã đưa ra thảo luận vào tháng 5."

Nhưng cũng có những lo ngại về việc bảo đảm thành công viện trợ nhân đạo có thể đến được với gần 2 triệu người Palestine phải di tản lòng vòng trong phạm vi lãnh thổ Palestine dải Gaza, vì UNRWA [[un-wah]] tên gọi tắt của The United Nations Relief and Works Agency for Palestine Refugees in the Near East hiểu theo tiếng Việt là Cơ quan cứu trợ và công trình của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine ở Cận Đông vẫn bị cấm hoạt động tại các vùng lãnh thổ của Palestine theo luật pháp Israel.

Điều này bất chấp thực tế là thỏa thuận hứa hẹn 600 xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo sẽ được phép vào Gaza mỗi ngày trong thời gian ngừng bắn.

Thỏa thuận cũng không cung cấp bất kỳ thông tin nào về sự hiện diện liên tục của Israel tại Lebanon và Bờ Tây.

"Điều này xảy ra sau khi hơn 4.000 người đã bị Israel giết hại tại Lebanon (theo Bộ Y tế Lebanon) trước khi lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah được ký kết vào tháng 11, và ít nhất 806 người Palestine đã bị giết hại tại Bờ Tây trong 15 tháng qua (theo Liên Hợp Quốc)."

Khi nói đến hậu quả đối với Israel trong cuộc xung đột, Tiến sĩ Mayroz miễn cưỡng đề xuất rằng vụ án diệt chủng của Nam Phi chống lại Israel sẽ được đẩy nhanh nếu thỏa thuận ngừng bắn thành công.

"Vâng, đây là một câu hỏi rất quan trọng nhưng cũng rất phức tạp, mối quan hệ giữa hòa bình và công lý. Vì vậy, đôi khi nếu bạn muốn theo đuổi và thúc đẩy hòa bình theo cách có ý nghĩa, công lý phải bị trì hoãn. Công lý cho các nạn nhân ở mọi phía phải được thực thi nhưng về phải mất bao lâu (và) theo cách nào. Tôi nghĩ rằng hòa bình nên được ưu tiên vào lúc này. Các nạn nhân cần có được công lý, nhưng người dân, những người còn sống chủ yếu ở Gaza cũng cần có được hòa bình và tiếp tục sống."

Và khi nói đến hòa bình lâu dài trong khu vực, như Tiến sĩ Porat nói, đó là một câu hỏi hoàn toàn khác.

"Mọi người đều mong muốn có hòa bình ở Trung Đông, bao gồm tất cả các bên. Tôi không nghi ngờ gì về điều đó. Và tôi muốn làm rõ và nhấn mạnh rằng sự đau khổ của cả người Palestine và Israel là vô cùng lớn. Bây giờ, có một tia sáng hy vọng, một tia hy vọng nhỏ nhoi. Hòa bình là một từ lớn trong bối cảnh của giai đoạn giữa thế kỷ 21 ngày nay; và sau Mùa xuân Ả Rập bắt đầu từ năm 2011 và có lẽ kết thúc với sự sụp đổ của Bashar, đã có một sự chuyển dịch từ kỳ vọng về hòa bình sang kỳ vọng về sự ổn định."

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  



Share