Nếu bạn hỏi bất kỳ ai mà mình biết, nhiều khả năng là thói quen ngủ của họ sẽ khác với bạn.
Fatima Yaqoot, một nhà nghiên cứu về giấc ngủ, nhà dịch tễ học và Phó Giáo sư tại Đại học Queensland, nói rằng giấc ngủ là một điều mang tính chủ quan.
Trong nghiên cứu về sức khỏe giấc ngủ, giấc ngủ chất lượng tốt được định nghĩa dựa trên một số yếu tố, bao gồm thời lượng, khả năng duy trì giấc ngủ không bị gián đoạn suốt đêm, và khả năng đi vào giấc ngủ trong vòng 15 đến 20 phút sau khi đi ngủ.
Nhưng quan trọng nhất là cảm giác của bạn khi thức dậy.
“Giấc ngủ từ bảy đến chín tiếng là điều được khuyến nghị, nhưng nó có thể khác nhau tùy từng người, và bạn là người tốt nhất để quyết định xem mình có cần ngủ bảy tiếng hay chín tiếng hay không. Và có những người thường xuyên trằn trọc trên giường một lúc lâu trước khi đi vào giấc ngủ. Giấc ngủ của họ không được coi là tuyệt vời. Và nếu họ thức dậy thường xuyên, thì đó cũng không phải là dấu hiệu của giấc ngủ lành mạnh."
"Quan trọng hơn là cảm giác của bạn khi thức dậy. Đó là chỉ số lớn nhất để biết giấc ngủ của bạn tốt như thế nào. Nếu bạn cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo, thì bạn đã có một đêm ngon giấc.”
The biggest indicator of healthy sleep is the way you feel when you wake up. Credit: miodrag ignjatovic/Getty Images
Đối với những người đến từ các vùng khí hậu nóng hơn, như Trung và Nam Mỹ và Địa Trung Hải, hay như ở Việt Nam, việc ngủ trưa là điều phổ biến.
Theo Phó Giáo sư Yaqoot, giấc ngủ trưa có thể tốt cho sức khỏe, miễn là chúng không quá dài.
Một giấc ngủ ngắn, không quá 30 phút, có thể giúp bạn đi qua một ngày dài sau một buổi sáng mệt mỏi. Nhưng nếu giấc ngủ ngắn kéo dài hơn nửa tiếng, thì nó sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bạn.
Chất lượng giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng bởi trách nhiệm cá nhân, lịch trình làm việc và vai trò của một người.
Việc chuyển đến một quốc gia mới là một thay đổi lớn, thường dẫn đến tình trạng mất ngủ ít nhất là trong một thời gian, Phó Giáo sư Yaqoot giải thích.
Mọi người phải rời xa quê hương, gia đình và vùng an toàn của mình, họ đến một nơi mới và có công việc không chắc chắn, một nền văn hóa mới, một xã hội mới, vì vậy việc ổn định cần có thời gian, và có thể có việc lệch múi giờ.
Vì vậy, nó làm gián đoạn nhịp điệu giấc ngủ của họ và làm tăng nguy cơ bị mất ngủ. Sau đó, nếu những tác nhân gây căng thẳng đó không được loại bỏ, cuối cùng sẽ dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ mãn tính.”
Trong nghiên cứu về sức khỏe giấc ngủ của Úc, không có nhiều nghiên cứu dành riêng cho nhóm dân số nhập cư.
Một nghiên cứu năm 2019 của Đại học Monash về chứng rối loạn giấc ngủ và mối liên hệ của nó với sức khỏe tâm thần và các vấn đề tâm lý xã hội, tập trung vào người tị nạn và tầm trú.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng các vấn đề về giấc ngủ từ trung bình đến nghiêm trọng xuất hiện ở hầu hết những người tham gia nghiên cứu, cả người lớn và trẻ em.
Nhân viên công tác xã hội Krista Senden, người đứng đầu thực hành tại Foundation House, một cơ quan chuyên về chấn thương đối với người tị nạn có trụ sở tại Melbourne, chia sẻ hiểu biết của mình.
Đối với người tị nạn và tầm trú, rối loạn giấc ngủ là một trong những triệu chứng được báo cáo phổ biến nhất. Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2019, hơn 75% người tị nạn và tầm trú báo cáo bị rối loạn giấc ngủ từ trung bình đến nặng.
"Chúng ta biết những người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn giấc ngủ thực sự là một trong những triệu chứng dai dẳng nhất sau khi điều trị. Khoảng 50% những người đã được điều trị bằng một số loại thuốc cho chấn thương của họ, báo cáo rằng tình trạng rối loạn giấc ngủ vẫn tiếp tục.”
Cô Senden nói thêm rằng những tác nhân gây căng thẳng khi di cư có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, nhưng tác động này có thể xảy ra theo cả hai chiều.
“Hãy chắc chắn rằng bạn tìm cách để nhận được sự hỗ trợ từ sớm, vì nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa việc ngủ đủ giấc và phục hồi sau chấn thương, cũng như phục hồi sau tác động của căng thẳng do di cư.”
Chris Seton là bác sĩ nhi khoa và bác sĩ giấc ngủ vị thành niên tại Bệnh viện Nhi Westmead ở Tây Sydney. Ông đánh giá và chẩn đoán các vấn đề về giấc ngủ ở trẻ em từ trẻ sơ sinh đến 18 tuổi.
Ông giải thích rằng vấn đề về giấc ngủ là bất kỳ điều gì mà cha mẹ hoặc bác sĩ đa khoa (GP) coi là bất thường.
“Đôi khi mọi người lo lắng rằng con tôi có nên đến phòng khám giấc ngủ hay không? Cách để biết là, hãy xem có vấn đề về giấc ngủ ở đó không? Các cháu có thức dậy vào ban đêm không? Giấc ngủ của chúng có gián đoạn không? Chúng có gặp khó khăn để đi vào giấc ngủ không? Và thực sự quan trọng, chúng có mệt mỏi vào ngày hôm sau không?”
Sleep clinics can diagnose sleep problems even in infancy. Credit: SolStock/Getty Images
Ngủ chung chỉ trở thành vấn đề khi nó dẫn đến tình trạng mất ngủ.
Chúng tôi không coi việc ngủ chung là một vấn đề y tế hay vấn đề sức khỏe. Chúng tôi coi đó là sự lựa chọn của cha mẹ.
"Có những nền văn hóa mà việc ngủ chung khá phổ biến. Trên thực tế, chúng tôi thấy rất nhiều gia đình ngủ chung. Và chúng tôi luôn nói rằng điều đó là bình thường cho đến khi nó không còn tốt nữa. Việc ngủ chung không tốt là khi cha mẹ và trẻ ngủ được ít hơn mức tối ưu.”
Khi một gia đình tìm đến phòng khám giấc ngủ, bác sĩ sẽ thực hiện một loạt các chiến lược để củng cố thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ, phụ thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi trẻ.
Dr Seton nói rằng việc ngủ chung giường và ác mộng thường gặp hơn ở lứa tuổi từ 6 đến 10 tuổi.
Đối với thanh thiếu niên, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề về giấc ngủ là chứng mất ngủ, thường do các tác nhân gây căng thẳng như lịch trình hàng ngày khắt khe, kỳ vọng của cha mẹ và thời gian xem màn hình vào ban đêm.
Teenage insomnia is fuelled by stressors such as daily schedules, parental expectations and screen use at night. Credit: Alihan Usullu/Getty Images
Dr Seton giải thích.
“Nếu một bé trai hoặc bé gái dễ bị lo lắng hoặc trầm cảm, hai trong số những yếu tố mạnh mẽ có thể thúc đẩy tình trạng đó, là căng thẳng và/hoặc thiếu ngủ. Và một trong những điều tuyệt vời khi điều trị tình trạng thiếu ngủ là nó thực sự cải thiện tâm trạng, giúp mọi thứ trong ngày dễ dàng hơn rất nhiều và giúp những đứa trẻ này kiên cường hơn nhiều. Căng thẳng vẫn còn đó, nhưng chúng sẽ đối phó tốt hơn nếu ngủ đủ giấc.”
Điều tương tự cũng áp dụng cho người lớn bị mất ngủ hoặc các vấn đề về giấc ngủ khác.
Phó Giáo sư Yaqoot khuyên bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ ngay khi bạn nhận thấy các vấn đề về giấc ngủ của mình tái diễn, và ảnh hưởng đến chức năng cũng như khả năng tập trung của bạn.
“Nếu đây chỉ là sự thay đổi ngắn hạn trong giấc ngủ của họ thì không sao, nhưng nếu nó trở thành vấn đề như việc đi vào giấc ngủ, duy trì hoặc tiếp tục giấc ngủ trong một số giờ nhất định, hơn ba lần một tuần trong nhiều tuần, thì đó là lúc họ cần đến gặp bác sĩ gia đình, vì đây là dấu hiệu của chứng mất ngủ hoặc một vấn đề tiềm ẩn khác đang ảnh hưởng đến giấc ngủ của họ.”
Để tìm thêm thông tin về rối loạn giấc ngủ và những mẹo để có giấc ngủ ngon, quý vị có thể truy cập trang web .
hay