Ông đưa ra lời bình luận nói trên trong bài diễn văn cuối cùng trước Ủy hội Nhân quyền Liên hiệp quốc, trong cùng ngày
Cao ủy trưởng Nhân quyền Liên hiệp quốc, ông Zeid Ra'ad El Hussein nhắm vào việc ông gọi là 'bài ngoại và kỳ thị tại Âu châu', trong bài diễn văn sau cùng của ông tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.
Ông bắt đầu với việc Hungary và nói riêng Tổng thống Viktor Orban.
Tổng thống Orban đã thiết lập hàng rào dây kẽm gai hồi năm 2015, dọc theo biên giới của Hungary với Serbia và Croatia, vào lúc cao điểm của cuộc khủng hoảng về di dân ở Âu châu, theo đó ông Hussein lên án.
"Hiện tượng bài ngoại và kỳ thị ở Âu châu đã gây ra nhiều sự bối rối, như ông Viktor Orban của Hungary, hồi đầu tháng nầy tuyên bố rằng 'chúng tôi không muốn người da màu chen lẩn với người khác'".
"Họ có biết những gì xảy ra đối với những người thiểu số trong xã hội, khi những nhà lãnh đạo tìm kiếm sự thuần chủng, cực đoan quốc gia hay sắc tộc hay không?", Zeid Ra'ad El Hussein.
Vị Cao ủy trưởng cũng nhắm đến Ba Lan, khi chỉ trích các lời bình luận và chính sách, của Tổng thống Andrzej Duda.
"Khi một nhà lãnh đạo được đắc cử, đổ lỗi cho người Do thái đã tạo ra nạn Holocaust, diệt chủng người Do thái, mới được nói đến tại Ba Lan và chúng ta xem chuyện nầy ít được chú ý đến, thì câu hỏi phải là: Có phải tất cả chúng ta hoàn toàn điên loạn hay không?".
Hunagry bác bỏ lời chỉ trích nói trên, Ngoại trưởng Peter Szijjarto đòi hỏi vị Cao Ủy Trưởng nên từ chức và nói rằng, chính phủ Hung có quyền chọn ai vào nước họ.
"Hungary hiện là một quốc gia của người Hung và chúng tôi muốn gìn giữ chuyện nầy, bởi đó là quyền của chúng tôi. Dĩ nhiên chúng tôi nghe nhiều chỉ trích, cũng như các cáo buộc liên tục và chúng tôi bác bỏ tất cả".
"Tôi có thể nói cho quí vị biết rằng, Liên hiệp quốc đã không đúng khi cáo buộc các quốc gia hội viên và những chính phủ được bầu cử một cách dân chủ trong lúc nầy", Peter Szijjarto.
Cuộc họp thứ 37 của Hội đồng Nhân quyền cũng là thời khắc đáng kể cho nước Úc, khi Tổng toàn quyền Peter Cosgrove đọc bài diễn văn đầu tiên của Úc, như là một hội viên của Hội đồng lần đầu tiên.
Úc được chọn vào nhiệm kỳ 3 năm, trong Hội đồng hồi tháng 10 năm rồi, cùng với Angola, Ukrain và Afghanistan.
Sir Peter nói rằng nước Úc sẽ dùng vị thế của mình, để cổ xúy bình đẳng cho mọi người.
"Chúng tôi sẽ cổ võ cho quyền tự do ngôn luận, sẽ gia tăng quyền hạn của người Thổ dân, vốn tiếp tục chịu mức độ cao về bất tương xứng về việc bị loại ra ngoài xã hội và bị kỳ thị trên khắp thế giới".
"Nước Úc sẽ tranh đấu mạnh mẽ cho nhân quyền, không kỳ thị và bất bạo động đối với những người thuộc giới LGBTI".
"Nước Úc cam kết sâu xa trong việc tôn trọng quyền tự do tín ngưởng", Peter Cosgrove.
Sir Peter nói rằng, nước Úc hiện trông đợi bắt đầu nhiệm kỳ của mình trong Hội đồng.
"Tư cách hội viên trong Hội đồng nầy mang lại nhiều trách nhiệm, trong khi nó đề ra các cơ hội và khả năng trong dài hạn, chúng tôi có bổn phận thăng tiến quyền hạn của các cộng đồng bị kỳ thị, bị áp bức và dễ gặp nguy hiểm, cũng như tìm cách toàn cầu hóa về nhân quyền tại khắp nơi trên thế giới, Peter Cosgrove".
Ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop nói rằng chiếc ghế trong Hội đồng Nhân quyền là một thành quả lớn lao cho nước Úc, thế nhưng bà phản bác những chỉ trích về chính sách cuả chính phủ Úc về người tỵ nạn và người tầm trú, khi cho đài ABC biết rằng, Úc là một hội viên xứng đáng của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.
"Úc là một trong những nước có thành tích nổi bật nhất, trong việc thu nhận người tỵ nạn. Kể từ sau Thế chiến thứ hai, 865 ngàn người đã đến Úc theo visa tỵ nạn và nhân đạo".
"Mỗi năm chúng tôi định cư 18,750 người theo diện tỵ nạn, đây là một kỷ lục mà người Úc nên hãnh diện và chắc chắn đó là điều mà tôi chuẩn bị đón nhận sự chỉ trích của Ủy hội Nhân quyền, cùng các nước khác trên thế giới", Julie Bishop
.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại