Các kết quả mới được công bố về cuộc nghiên cứu Trend Toán và Khoa học năm 2019 cho thấy, học sinh lớp 4 của Úc đạt thứ hạng 14 trong số 58 quốc gia về khoa học, tức là tăng 11 hạng trong cuộc nghiên cứu trước đây, được thực hiện 4 năm trước.
Úc đứng thứ bảy trên thế giới với học sinh lớp 8, về môn toán và khoa học.
Cuộc nghiên cứu khảo sát kết quả của gần 600 ngàn học sinh thuộc 64 quốc gia.
Có chưa đến 15 ngàn học sinh Úc lớp 4 và lớp 8 thuộc 571 trường tham gia cuộc thi.
Tiến sĩ Sue Thomson là Phó chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Giáo dục Úc Châu, nói rằng kết quả về khoa học được cải thiện có lẽ vì môn nầy được nói đến nhiều qua chuyện thay đổi khí hậu, đại dịch và các yếu tố khác.
“Một trong những điều làm tôi băn khoăn, là liệu có phải vì có quá nhiều cuộc thảo luận trong cộng đồng, trên tin tức và trên truyền hình về biến đổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu và thậm chí cả năm nay với đại dịch hay không, dù vậy những đứa trẻ đã thực hiện các kỳ thi nầy trước đó".
"Cho dù có quá nhiều thông tin về khoa học, về cách khoa học được sử dụng và tầm quan trọng của nó, thì bọn trẻ thực sự biết được tầm mức quan trọng đó”, Sue Thomson.
Cuộc khảo sát tìm thấy, có 68 đến 78 phần trăm học sinh Úc, đạt điểm tối thiểu quốc tế về toán và khoa học.
Quốc gia có kết quả đứng đầu là Singapore, với 90 phần trăm học sinh đạt điểm nói trên.
Thế nhưng nước Úc không đạt được sự cải thiện trong các lãnh vực khác, như kết quả về toán toàn quốc của lớp 4 không thay đổi nhiều kể từ năm 2007, năm đó Úc đứng hạng 27 trên thế giới sau cả đảo Síp hay Cyprus và Thổ Nhĩ Kỳ.
Các chuyên gia giáo dục nói rằng, kết quả có thể phản ảnh chương trình học và có thể thiếu sự thích thú trong môn học.
Được biết các kết quả diễn ra sau một cuộc vận động toàn quốc, nhằm gia tăng các lãnh vực khoa học, kỹ thuật, chế tạo và toán học trên toàn quốc, cũng như nuôi dưỡng các tài năng của nước Úc.
Việc nầy mang lại kết quả cho các học sinh như Jasmine Alkabbout lớp 8, theo học trường trung học El Amanah ở Bankstown, một trường Hồi Giáo hỗn hợp nam nữ, cung cấp chương trình giáo dục cho giới trẻ Úc Hồi Giáo từ mẫu giáo cho đến lớp 12.
“Môn học ưa thích của tôi là khoa học, toán và Anh ngữ".
"Tôi lại muốn trở thành một nhà khoa học nghiên cứu về thần kinh, hay một bác sĩ chuyên về thần kinh khi tôi lớn lên".
"Tôi đoán, đó là bất cứ chuyện gì phải làm trong lãnh vực khoa học”, Jasmine Alkabbout.
Người bạn là Maysa Elmasri, có đầu óc tò mò về thế giới chung quanh mình.
“Tôi chỉ yêu thích học về cơ thể con người hoạt động như thế nào, mọi việc chung quanh tôi diễn biến ra sao và mọi vật biến đổi như thế nào, đó là cả thế giới thay đổi chung quanh tôi".
"Chẳng hạn như nếu chúng ta học về sự hô hấp cuả các tế bào, hay hiện tượng diệp lục tố và những gì xảy ra với nó, tôi biết nó xảy ra ở cây cỏ".
"Nếu chúng ta chặt cây xuống, điều đó có nghĩa là các tiến trình nầy không thể diễn ra, cũng như chúng ta không còn có nhiều dưỡng khí nữa”, Maysa Elmasri.
"Chúng thực sự gắng sức để hiểu biết con đường xa hơn, những gì mà chương trình giáo dục mang lại”, Zahra Alamini.
Cô giáo của hai nữ sinh là Zarah Alamiri nói rằng, việc liên kết các bài học với cuộc sống hàng ngày, dường như đã tạo nên niềm hứng khởi ở các học sinh.
“Tôi nghĩ chuyện đó xảy ra trong lớp, khi tôi tìm cách đưa ra nhiều thí dụ hàng ngày chẳng hạn".
"Khi nói về các thuật ngữ khoa học, chúng tôi trở lại xem từ ngữ có ý nghĩa gì, hay chúng tôi tìm ra các thí dụ trong đời sống hàng ngày".
"Thí dụ như khi nói đến tính dẫn nhiệt, chúng ta có thể thấy những gì xảy ra trong một bình đầy nước sôi, với một cái muỗng kim loại trong đó, chiếc muỗng bị nóng lên và đó là một thí dụ mà chúng ta nghĩ về khoa học bên ngoài lớp”, Zarah Alamiri.
Còn tiến sĩ Sue Thomson nói rằng, nhiều học sinh đạt điểm cao của nước Úc thuộc các cộng đồng di dân.
“Những trẻ em di dân của chúng ta vượt, hẳn các học sinh không phải là di dân".
"Vì vậy chúng tôi tìm thấy học sinh có nguồn gốc ngôn ngữ không phải là Anh ngữ, thường vượt trội hơn đặc biệt là về môn toán”, Sue Thomson.
Bà cho biết, việc đó có thể đến từ nguồn gốc văn hóa của học sinh, cũng như nhiều yếu tố khác nữa.
“Chúng tôi nhận xét về các quốc gia ở Á Châu, thì các nước Đông Nam Á thường rất giỏi về toán và khoa học".
"Thường khi đến Úc, các em mang các giá trị nầy theo chúng".
"Vì vậy có niềm tin trong lãnh vực giáo dục là sựhiểu biết và cố gắng học hành, các bậc cha mẹ thường xem đó là điều quan trọng cho con cái họ”, Sue Thomson.
Tuy nhiên bà nói rằng, trong khi các em đạt điểm cao có nguồn gốc di dân, thì cũng có các em lại có điểm thấp.
Thế nhưng trẻ em đến từ các vùng nông thôn và thuộc các cộng đồng Thổ Dân thường đạt điểm thấp.
Bà Zahra Alamini cho biết, bí quyết của bà là làm thỏa mãn tính tò mò của các em, bà tìm thấy sự nhiệt tình của các em thúc đẩy chúng hướng xa hơn, là một chủ đề trong chương trình học.
“Tôi nghĩ hầu hết học sinh trong lớp tôi, thường đặt rất nhiều câu hỏi".
"Chúng thực sự gắng sức để hiểu biết con đường xa hơn, những gì mà chương trình giáo dục mang lại”, Zahra Alamini.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại