Việc ngừng đánh bắt cá voi thương mại đã diễn ra từ năm 1986, khi Ủy ban Cá voi Quốc tế ban hành lệnh cấm việc săn bắt động vật có vú sống ở biển và chỉ được phép trong trường hợp nó phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và sinh hoạt của thổ dân.
Nhưng Nhật Bản muốn dỡ bỏ lệnh cấm này.
Tại cuộc họp hai năm một lần của cơ quan liên chính phủ diễn ra ở Brazil, Nhật bản nói rằng việc số lượng cá voi được khôi phục là một lý do để chấm dứt lệnh cấm.
Phát biểu tại hội nghị là Bộ trưởng Bộ Thủy sản Nhật Bản, Masaaki Taniai nói.
"Nhật Bản chưa bao giờ xem nhẹ tầm quan trọng của việc bảo tồn. Tuy nhiên, nó không phù hợp với các mục tiêu của quy ước đó khi phủ nhận việc đánh bắt cá voi thương mại và khái niệm sử dụng bền vững mà không quan tâm đến sự phong phú của một số loài cá voi mà điều này đã được khoa học chứng minh."
Nhật Bản cần ba phần tư trong tổng số 89 thành viên đồng ý với đề xuất của mình để nó được thông qua thành công.
Với hy vọng mong muốn của mình được thông qua, họ cũng muốn thay đổi quy tắc bỏ phiếu thành đa số đơn giản.
Nhưng điều đó có thể khó khăn.Tokyo thấy I-W-C như là nơi tranh chấp và bế tắc.
"IWC đã từng bước trở thành một tổ chức không khoan dung, không tôn trọng sự đa dạng về quan điểm, tình hình hiện tại là phản tác dụng đối với việc điều hành và quản lý tài nguyên cá voi toàn cầu. "
Một số ít các quốc gia, bao gồm Na Uy và Iceland, tiếp tục săn bắt các động vật có vú đại dương.Tuy nhiên vì phải tuân theo lệnh cấm của I-W-C, Nhật Bản vẫn săn bắn dưới vỏ bọc của nghiên cứu, kiểm tra xác thịt cá voi trước khi nó được bán để tiêu thụ.Bộ trưởng Thủy sản Nhật Bản, Masaaki Taniai, một lần nữa nói .
"Đồng thời chúng ta phải lưu ý có những cộng đồng trên khắp thế giới coi việc săn bắt cá voi là một yếu tố quan trọng trong sinh kế, văn hóa và truyền thống của họ."
Nhưng các thành viên khác của Ủy ban Cá Voi quốc tế đang kiên định trong việc yêu cầu lệnh cấm được duy trì.
Nick Gales là thành viên của phái đoàn Úc đến I-W-C, và hoài nghi về những lý do mà Nhật nêu ra.
"Đề xuất của Nhật Bản là về săn bắt cá voi công nghiệp sống ở đại dương. Đó là một điều hoàn toàn khác đối với một số rất nhỏ, lấy cá voi làm sự sống còn sinh tồn, như chúng ta thấy ở Alaska, ở Bắc Cực của Nga, và các nơi khác. Việc săn bắt công nghiệp là hiện tượng hiện đại; là về khai thác thương mại cá voi.
Đây không phải là lần đầu tiên nước Úc đụng độ trực tiếp với Nhật Bản về vấn đề săn bắt cá voi.Chính phủ Rudd đã thách thức nó trong Tòa án Tư pháp Quốc tế, và bốn năm sau đó đã thu hồi giấy phép của Nhật về săn bắt cá voi nghiên cứu.Anne Ruston, Trợ lý Tổng trưởng Phát triển Quốc tế và Thái Bình Dương, có mặt ở Brazil cho cuộc họp I-W-C nhấn mạnh rằng chính phủ Morrison sẽ tiếp tục mạnh mẽ với các biện pháp bảo tồn.
"Có một sự hiểu biết rất rõ ràng ở Úc rằng cá voi là thứ gì đó cực kỳ quan trọng trong đại dương của chúng ta, chúng đóng một vai trò phi thường trong đại dương của chúng ta, và người dân Úc rõ ràng đã quyết định rằng họ không tin việc săn bắt cá voi là thứ gì đó mà chúng ta nên thực hiện trong thế kỷ 21."
Quay trở lại Úc, cựu lãnh đạo đảng Xanh Bob Brown dẫn đầu một nhóm nhỏ những người biểu tình tụ tập bên ngoài đại sứ quán Nhật Bản tại Canberra.
Thông điệp của họ cho các đại biểu tại I-W-C không thể rõ ràng hơn.
"Đây là bán cầu của chúng tôi, đây là nơi chôn cất cá voi của chúng tôi, đây là những con cá voi của chúng tôi. Đó là lý do chúng tôi ở đây. Và trước đó Tòa án Tư pháp Quốc tế cho biết đây là đánh bắt cá voi thương mại, đây là việc đánh bắt cá voi bất hợp pháp. Vì vậy, chúng tôi có mặt ở đây để duy trì luật và vận động chính phủ của chúng tôi duy trì luật để bảo vệ những con cá voi này."
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung