Ahmed al-Sharaa, người đứng đầu phiến quân và là nhà lãnh đạo trên thực tế hiện tại của Syria, đã lãnh đạo một nhóm dân quân giành chiến thắng bất ngờ và nhanh chóng trước lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad, sau cuộc nội chiến kéo dài 13 năm.
Và giờ đây, nhà lãnh đạo quân sự này đang chứng kiến những tiến triển trên một mặt trận mới, đó là ngoại giao và quan hệ công chúng.
Ông al-Sharaa, người hiện đã từ bỏ biệt danh thời chiến của mình là Abu Mohammed al-Golani, lãnh đạo nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham, nhóm lớn nhất trong liên minh phiến quân chống Assad.
Cựu đồng minh của Al-Qaeda hiện cố gắng định rõ vị trí của mình, là người bảo vệ cho tất cả người Syria, không chỉ người Hồi giáo Sunni và tuyên bố sẽ dẫn dắt một chính phủ chuyển tiếp, trước khi có thể tổ chức bầu cử dân chủ.
Nhưng trở ngại đầu tiên trong chương trình nghị sự của ông, là thuyết phục các chính phủ phương Tây, những người trước đây coi nhóm của ông là một tổ chức khủng bố, trong khi kêu gọi dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt quốc tế đối với Syria.
"Chúng ta phải giải quyết vấn đề Syria theo các sự kiện hiện tại".
"Những sự kiện hiện tại này đòi hỏi phải dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt, vì các lệnh trừng phạt này được áp dụng đối với Syria do chế độ cai trị Syria và đã phạm phải tất cả những tội ác này".
"Vì vậy, việc kết án kẻ tra tấn và nạn nhân cùng một lúc, là vô nghĩa".
"Hôm nay, cảm ơn Thượng Đế, những kẻ yếu đã giành chiến thắng trước chế độ này và đuổi chế độ này khỏi hiện trường".
"Các lệnh trừng phạt này phải được dỡ bỏ, sau đó chúng ta mới có thể thực hiện các chương trình tăng trưởng và cải cách của mình tại quốc gia này”, Ahmed al-Sharaa.
Vào thứ sáu, chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố hủy bỏ việc treo giải thưởng 10 triệu đô la Mỹ cho việc bắt giữ ông al-Sharaa, sau các cuộc đàm phán ngoại giao.
Phụ tá Ngoại trưởng Barbara Leaf cho biết, các cuộc thảo luận rất hiệu quả, nói rằng nhà lãnh đạo này tỏ ra thực tế.
Đây chỉ là một ví dụ về chuyến công du ngoại giao chớp nhoáng của ông al-Sharaa, người đã từ bỏ bộ quân phục cũ để chuyển sang bộ đồ chính trị gia.
Và bây giờ, sau một cuộc họp khác với Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan, ông nầy cũng kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phạt toàn cầu càng sớm càng tốt.
"Việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Syria là vô cùng quan trọng đối với việc bình thường hóa Syria và thiết lập an ninh tại quốc gia này".
"Các bước chuẩn bị cần thiết cần phải bắt đầu ngay lập tức, liên quan đến việc tái thiết Syria".
"Việc tạo ra môi trường cho phép những người anh em Syria của chúng ta, tự nguyện và an toàn trở về nhà chỉ có thể thực hiện được theo cách này".
"Về vấn đề này, cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ mạnh mẽ cho chính quyền mới".
"Tôi hy vọng chuyến viếng thăm của chúng tôi hôm nay, sẽ khuyến khích các cuộc tiếp xúc cấp cao từ các quốc gia khác nữa”, Hakan Fidan.
Ông Fidan đã ám chỉ rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hỗ trợ Syria trong việc tái thiết đất nước, nhưng đã yêu cầu giải tán, hoặc giải giáp các nhóm phiến quân người Kurd.
Đáp lại, nhà lãnh đạo H-T-S đã tuyên thệ trong cuộc họp, sẽ đưa tất cả vũ khí trong nước vào tầm kiểm soát của nhà nước.
“Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép vũ khí nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước, dù là từ các phe phái cách mạng hay các phe phái trong khu vực SDF".
"Chúng ta cần khép lại chương này càng nhanh càng tốt, vì sự hiện diện của vũ khí bất hợp pháp trong nước, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỗn loạn và an ninh bất ổn".
"Vì vậy, đây là một trong những ưu tiên và nằm trong chương trình nghị sự".
"Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là kiểm soát vũ khí trong nước và tôi nghĩ rằng, có sự đồng thuận rộng rãi giữa các phe phái".
"Nếu Thượng Đế phù hộ, mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp”, Ahmed al-Sharaa.
Nhưng Ahmed al-Sharaa không chỉ phải thuyết phục cộng đồng quốc tế.
Sự trỗi dậy của H-T-S sau khi Assad sụp đổ, đã gây rắc rối cho các nhóm thiểu số như người Hồi giáo Shia, người Thiên chúa giáo, người Kurd và cộng đồng Druze, những nhóm thường xuyên bị các nhóm Hồi giáo Sunni tương tự nhắm tới.
Một số người lo ngại, H-T-S có thể áp đặt chế độ cai trị Hồi giáo nghiêm ngặt và phân biệt đối xử đối với đất nước.
Trong nỗ lực xoa dịu những lo ngại này, ông al-Sharaa đã tổ chức một cuộc họp khác gần đây, với nhà lãnh đạo người Liban gốc Druze là Walid Jumblatt, với lời hứa rằng Syria hậu Assad, sẽ không có sự chia rẽ giáo phái.
Ông Jumblatt cho biết, ông rất vui mừng trước cử chỉ này và tin tưởng vào tương lai.
“Chúng tôi đến để chúc mừng toàn thể người dân Syria từ đông sang tây".
"Chúng tôi đã đến và các bạn đã lắng nghe và giờ đây, trang hy vọng về tự do sẽ xuất hiện trên tất cả người dân Syria và thông qua đó đến cả Liban”, Walid Jumblatt.
Trong khi đó tại Damascus, sự kết thúc của chế độ áp bức Assad đã để lại những vết thương sâu sắc, mới chỉ bắt đầu lành lại.
Các gia đình vẫn đang tìm kiếm những người thân yêu mất tích, nhiều người trong số họ đã bị bỏ tù, hoặc bắt cóc nhiều năm trước.
Những tấm áp phích có hình ảnh những người mất tích, được dán khắp một bức tường ở trung tâm thành phố, khi cuộc tìm kiếm vẫn đang tiếp diễn.
Neama al-Hussein đang đi bộ trên phố và hỏi những người qua đường xem, họ có nhìn thấy anh trai mình không.
Cô ấy nói rằng, anh ta là một quân nhân đào ngũ bị giam giữ và hiện đã rời khỏi nhà tù Sednaya, nhưng vẫn chưa được tìm thấy.
"Có người thấy anh ấy rời khỏi nhà tù và chúng tôi thấy anh ấy trên video, nhưng hôm nay chúng tôi không thể tìm thấy anh ấy, vì anh ấy đã mất trí".
"Anh ấy từng là một giáo viên, được giáo dục và không thiếu thốn bất cứ điều gì".
"Chúng tôi hy vọng rằng, bất kỳ ai nhìn thấy anh ấy sẽ cho chúng tôi biết, họ đã nhìn thấy anh ấy ở đâu, hoặc bất cứ điều gì họ biết về anh ấy".
"Chúng tôi cầu nguyện với Chúa toàn năng, để cứu giúp mọi người đang đau khổ, và cầu mong mọi người trở về với gia đình của họ, nếu là ý Chúa muốn”, Neama al-Hussein.