Pháp tổ chức hội nghị thượng đỉnh ‘Liên minh Thiện chí’ về các biện pháp hỗ trợ cho Ukraine

French President Emmanuel Macron speaks during a press conference at the end of the XIX Francophonie Summit.

French President Emmanuel Macron has called for a halt to arms shipments to Israel. Source: ABACA / AAP

Các đồng minh châu Âu của Ukraine cho biết, các lệnh trừng phạt đối với Nga PHẢI tiếp tục được áp dụng, tạo ra một cuộc xung đột tiềm tàng với chính quyền Trump, vốn tuyên bố rằng các yêu cầu cứu trợ của Moscow sẽ được xem xét. Tại một hội nghị thượng đỉnh ở Paris, Pháp và Anh đã công bố kế hoạch bắt đầu lập kế hoạch chi tiết cho một lực lượng quân đội tiềm năng châu Âu, hoạt động tại Ukraine sau lệnh ngừng bắn hoàn toàn, nhưng không phải tất cả các nhà lãnh đạo đều đồng tình với kế hoạch này.


Tại Paris, các nhà lãnh đạo châu Âu lần lượt đến Điện Elysee, được Tổng Thống Emmanuel Macron tươi cười chào đón.
Đây là hội nghị thượng đỉnh thứ ba, thảo luận về cái gọi là 'Liên minh của Những Người Sẵn Sàng', vốn là các quốc gia có thể cung cấp quân đội sau khi ngừng bắn, hoặc ít nhất là hỗ trợ về tiếp liệu.
Chủ tọa cuộc họp cung cấp một số chi tiết về cái mà ông hiện gọi là, "Lực lượng Tái Bảo Đảm ", thay vì 'Lực lượng Gìn giữ hòa Bình', theo đó quân đội châu Âu được bố trí đến 'các địa điểm chiến lược' ở Ukraine, không nhất thiết phải là tiền tuyến.

"Hôm nay, các lực lượng tái bảo đảm này là một đề nghị của Pháp-Anh, đã được Anh và Pháp đồng ý và được Ukraine mong muốn, cũng như đã được một số quốc gia thành viên đồng ý, cùng bày tỏ mong muốn tham gia".

"Hiện tại vẫn chưa có sự đồng nhất về vấn đề này, nhưng chúng ta không cần sự đồng ý để làm điều này”, Emmanuel Macron.
LISTEN TO
vietnamse-ukraine fri-280325 image

Pháp tổ chức hội nghị thượng đỉnh ‘Liên minh Thiện chí’ về các biện pháp hỗ trợ cho Ukraine

SBS Vietnamese

28/03/202504:13
Ngoài Anh và Pháp, không có nhà lãnh đạo nào khác công khai cam kết điều động quân đội.

Vì vậy, các nhà lãnh đạo quốc phòng Anh và Pháp sẽ đến Ukraine vào tuần tới, để bắt đầu lập kế hoạch sơ bộ.

Nga dán nhãn, đây là hành động hiếu chiến.

Maria Zakharova là người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga.

"London và Paris tiếp tục ấp ủ một kế hoạch can thiệp quân sự vào Ukraine".

"Tất cả những điều này được ngụy trang, dưới một sứ mệnh hòa bình nào đó”, Maria Zakharova.

Được biết Tổng thống Macron chấp nhận sáng kiến này, có thể không bao giờ nhận được sự ủng hộ của Hoa Kỳ, đặc phái viên của Donald Trump về Ukraine đã cho rằng sáng kiến này là 'đơn giản'.

"Chúng ta phải hy vọng điều tốt nhất, nhưng cũng phải chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất, vì vậy tôi mong muốn người Mỹ sẽ tham gia cùng chúng ta và mong muốn họ hỗ trợ, hoặc thậm chí là tham gia tích cực vào tất cả những điều này. vì điều đó tốt cho các đồng minh châu Âu, tốt cho NATO và tốt cho tất cả chúng ta”, Emmanuel Macron.
Trong khi đó Tổng Thống Volodymyr Zelenskyy khẳng định, mối quan hệ của ông với Tổng thống Trump đã trở lại đúng hướng và đang thúc giục, Tòa Bạch Ốc cứng rắn hơn với Moscow, khi cáo buộc Nga đã phá vỡ lệnh ngừng bắn năng lượng, bằng cách tấn công một cơ sở ở Kherson.

"Bằng chứng sẽ được chuẩn bị và chuyển đến Hoa Kỳ, sau đó chúng tôi mong đợi phản ứng từ Hoa Kỳ, như họ đã nói với chúng tôi rằng, họ sẽ phản ứng với các hành vi vi phạm”, Volodymyr Zelenskyy.

Tổng thống Ukraine cho biết, ông không muốn Washington nghĩ rằng, ông phản đối thỏa thuận khai thác khoáng sản được đề nghị, nhưng nói rằng sự chậm trễ là do Hoa Kỳ liên tục thay đổi các điều khoản.

"Các điều kiện liên tục thay đổi, tôi nghĩ chúng ta đã đồng ý rằng sẽ có một thỏa thuận sơ bộ và sau đó là thỏa thuận đầy đủ".

"Bây giờ theo tôi hiểu, các nhóm Ukraine và Hoa Kỳ đang làm việc về vấn đề này, vì Hoa Kỳ đang thay đổi các điều kiện này và muốn chúng ta ký thỏa thuận đầy đủ ngay lập tức”, Volodymyr Zelenskyy.

Trong khi đó các nhà lãnh đạo châu Âu đồng ý rằng, yêu cầu của Nga về việc gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với một ngân hàng xuất khẩu quan trọng, để lệnh ngừng bắn ở Biển Đen có thể bắt đầu không nên được đáp ứng, mặc dù Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng họ sẽ 'xem xét' yêu cầu này.

Olaf Scholz là Thủ tướng Đức.

"Việc chấm dứt lệnh trừng phạt là hoàn toàn vô nghĩa, khi hòa bình vẫn chưa thực sự đạt được và thật không may là, chúng ta vẫn còn rất xa mục tiêu đó”, Olaf Scholz.
Còn Thủ tướng Anh Keir Starmer tin rằng, việc Moscow chậm trễ trong các cuộc đàm phán, liên tục đưa ra các yêu cầu mới, là cố ý nhằm ngăn cản tiến trình.

"Rõ ràng là người Nga đang cản trở, họ đang chơi trò chơi trò câu giờ và đây là một trò kinh điển, trong sách lược của Putin”, Keir Starmer.

Tuy nhiên nó đang bị kéo dài và riêng châu Âu, khó có thể thúc đẩy Vladimir Putin hướng tới hòa bình.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 

Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Share