Fraser Anning: 'Chấm dứt di dân Hồi giáo và người tầm trú là kẻ ăn bám'

Katters Australian Party Senator Fraser Anning makes his first speech in the Senat

Katters Australian Party Senator Fraser Anning makes his first speech in the Senate Source: AAP

Một Thượng nghị sĩ liên bang đã dùng bài diễn văn đầu tiên tại Quốc hội để kêu gọi nên xét lại hệ thống di trú của nước Úc. Ông Fraser Annings thuộc Katter's Australian Party đề nghị không nhận di dân Hồi Giáo và cấm di dân nhận trợ cấp xã hội trong vòng 5 năm đầu tiên đến Úc.


Đọc bài diễn văn đầu tiên trước Quốc hội, Thượng nghị sĩ thuộc đảng Katter Australian Party cho biết có nhiều lý do tại sao ông nghĩ rằng Hồi giáo và nước Úc không thể pha trộn với nhau được.

“Hồ sơ của những người Hồi giáo đã đến nước Úc nầy liên quan đến mức độ tội phạm, lệ thuộc vào trợ cấp xã hội và khủng bố, thì họ là thành phần tệ hại nhất và vượt xa bất cứ nhóm di dân nào đến Úc".

"Đa số người Hồi giáo tại Úc trong hạn tuổi làm việc thì chẳng làm gì cả và sống nhờ trợ cấp tại New South Wales và Victoria, tỷ lệ phạm pháp gấp 3 lần bất cứ nhóm di dân nào".

"Chúng ta có các băng đảng Hồi giáo Phi châu gây khiếp đảm tại Melbourne, rồi những người Hồi giáo có cảm tình với ISIS tìm các ra nước ngoài chiến đấu cho khủng bố, trong khi mọi người Hồi giáo không phải là khủng bố, thế nhưng chắc chắn là mọi kẻ khủng bố đều là Hồi giáo. Vì vậy, tại sao lại mang thêm những người nầy đến đây?” ông Fraser Anning nói.

Thượng nghị sĩ Anning tiếp tục nói thêm là ông tin rằng nhiều người tự cho là người tầm trú thực sự chỉ là những kẻ ăn bám trợ cấp xã hội và tìm cách lợi dụng hệ thống.

Câu trả lời của ông là hãy ngưng việc các di dân có thể nhận trợ cấp xã hội trong 5 năm đầu tiên khi họ đến Úc.

Ông cũng cho rằng, một cuộc bỏ phiếu của công chúng mà ông gọi là một ‘giải pháp sau cùng’ để quyết định xem ai có thể là một người di dân đến Úc, và ai không đủ điều kiện.

“Dĩ nhiên giải pháp cuối cùng cho vấn đề di trú, là một cuộc bỏ phiếu phổ thông".

"Chúng ta không cần một cuộc trưng cầu dân ý để cắt giảm số di dân, chúng ta chỉ cần chính phủ sẵn lòng đề ra một chính sách dân số bền vững và chấm dứt loại visa 457 vốn lấy mất công việc của người dân Úc, cũng như buộc các visa cho sinh viên ngoại quốc phải trở lại nước họ, sau khi học xong".

"Những gì chúng ta rất cần là cuộc trưng cầu dân ý, để quyết định xem ai được phép đến đây”, Fraser Anning.

Bài diễn văn dấy lên những chỉ trích từ khắp nơi.

Phó chủ tịch Hội đồng Hồi giáo Victoria, ông Adel Salman nói rằng, bài diễn văn chẳng có giá trị chi cả, mà chỉ đáng bị lên án mà thôi.

Ông cảnh cáo cả công chúng lẫn các chính trị gia, không thể hứng khởi từ những lời nói của Thượng nghị sĩ từ Queensland nầy được.

“Họ cung cấp một nơi cho những kẻ quá khích bày tỏ quan điểm và tình cảm của họ, mà họ được quyền đặc miễn để có thể nói lên những điều nầy".

"Tôi nghĩ rằng chúng ta không hề ở trong một tình trạng, muốn trở lại những ngày tháng tệ hại cũ của chính sách di trú, thế nhưng có nhiều phần tử chính trị cực đoan có lẽ cũng có cùng quan điểm, khi muốn trở lại chính sách một nước Úc của người da trắng, họ muốn bãi bỏ các khác biệt thế nhưng những dị biệt đã tạo nên nước Úc , là một nơi rất xứng đáng để sinh sống”, Adel Salman.

Như những người khác, ông Adel Salman đặc biệt chán ngán trước việc kể ra cái từ ‘giải pháp sau cùng’, mà về mặt lịch sử có dính líu đến các kế hoạch của Đức Quốc Xã, khi giết chết hàng triệu người Do thái và những người khác trong Thế chiến thứ hai.

“Chắc chắn ông ta hiểu rằng, ông ta có những ý nghĩa hết sức ác độc và thực sự dùng những từ ngữ như vậy trong một bài diễn văn, mà trong bất cứ diễn đàn nào thì vấn đề đó khó có thể hiểu được".

"Tôi đoán rằng ông ta muốn dùng những từ ngữ như vậy và đó là một thái độ hết sức vô trách nhiệm".

"Thực lòng mà nói, tôi có thể xếp hạng bài diễn văn của ông ta, là những lời lẽ gây thù chuốc oán”, Adel Salman.

Trong một thông cáo gởi đến SBS, Ủy viên Chống Kỳ Thị là ông Tim Soutphommasane, gọi bài diễn văn nầy là gây hết sức khó chịu.

Ông cho biết, “Việc xử dụng ngôn từ như vậy, có nguy cơ xúi giục thù ghét và bạo động chống lại người Hồi giáo. Bất cứ ai biết chút ít về lịch sử, có thể cảm thấy lạnh cả xương sống khi nghe những lời của ông Anning”.

Tuyên bố tại Quốc hội sau bài diễn văn của Thượng nghị sĩ Anning, dân biểu Lao động là ông Tony Burke cho là quá sức tệ hại và cáo buộc ông Anning thù ghét một nước Úc tân tiến.

“Một bài diễn văn làm giảm giá trị nước Úc, gây chia rẽ đất nước, một bài diễn văn muốn tạo ra một vụ tranh cãi".

"Những ai nghĩ rằng, có lẽ điều tốt nhất là không cho họ những gì họ muốn, thế nhưng tôi nghĩ là nếu chúng ta tiếp tục giữ lại, thì rõ ràng là họ nhận được chính xác những gì họ mong muốn".

"Những người Úc Hồi giáo, Phi châu, hay Trung quốc, khi quí vị chống lại ‘giải pháp cuối cùng’ đối với người dân Úc gốc Do thái, trong cùng cách thức của những năm trước, của những người Úc gốc Hy Lạp hay Ý đã trải qua những định kiến mù quáng, mà ngày nay không khác chi những chuyện như vậy trong quá khứ”, Tony Burke.
"Ý tưởng cho rằng đất nước nầy mà tôn giáo của một số người khiến cho họ là công dân hạng nhất hay hạng 2 của nước Úc là một ý nghĩ hết sức tệ hại”, Bill Shorten.
Thượng nghị sĩ Anning bác bỏ mọi chỉ trích và nói rằng, tất cả chì là vô căn cứ và buồn cười, trong một cố gắng nhằm dập tắt cuộc thảo luận về di trú.

Trong một thông cáo, lãnh tụ đảng Xanh Richard Di Natale thúc giục ông Anning nên xin lỗi về những nhận xét ông nêu ra, là ‘độc ác, kỳ thị và không có chỗ đứng trong xã hội chúng ta, chẳng riêng gì Quốc hội nước Úc.

Trong khi đó, chính phủ liên bang tìm các tránh xa những lời bình luận .

Trên trang mạng Twitter, Bộ trưởng Đa văn hóa sự vụ Alan Tudge nói rằng, những nhận xét đó không phản ảnh quan điểm của chính phủ, cũng như quan điểm cuả người dân Úc bình thường có đầu óc sáng suốt và trấn an công chúng là, chính phủ sẽ duy trì một chương trình di trú không phân biệt.

Còn ông Adel Salman nói rằng, viễn kiến của Thượng nghị sĩ Anning về nước Úc, là những gì ông ta không muốn là một phần trong đó.

“Thành thật mà nói, tôi hết sức ngạc nhiên về nội dung của một bài diễn văn đầu tiên của ông ta".

"Tôi muốn nói là những bài diễn văn đầu tiên thường mang lại những điều lạc quan, đề ra viễn tượng về nước Úc, nói về những điều quan trọng mà quí vị muốn thấy Quốc hội nên làm, thế nhưng thay vào đó ông ta dùng diễn đàn nầy, để phun ra nhiều chuyện độc hại, thù oán và sai lầm rõ ràng. Thật khó để hiểu được, tại sao quí vị muốn dùng diễn đàn nầy khi quí vị được phép và được quyền bãi miễn, vào cách thức như vậy”, Adel Salman.

Trong khi đó, Thủ tướng Malcolm Turnbull lên án Thượng nghị sĩ Queensland Fraser Anning, khi nêu lên từ ngữ của Đức Quốc Xã là ‘giải pháp sau cùng’ trong một bài diễn văn đòi hỏi việc chấm dứt việc nhận vào người Hồi giáo.

Ông Turnbull nói rằng, những nhận xét của Thượng nghị sĩ đảng nước Úc của ông Bob Katter bị mọi người chỉ trích.

“Chúng tôi phản đối và lên án chủ nghĩa kỳ thị dưới bất cứ hình thức nào và nhận xét gì từ Thượng nghị sĩ Anning, tất cả đều đáng lên án và bác bỏ từ tất cả chúng ta”.

Thủ tướng còn nói rằng việc khinh thị người Hồi giáo của Thượng nghị sĩ Anning là giúp đỡ cho bọn khủng bố.

Ông cho biết rất đỗi kinh ngạc trước lởi kêu gọi của Thượng nghị sĩ Anning về một ‘giải pháp sau cùng’ cho vấn đề di trú, qua việc hoàn toàn ngăn cấm Hồi giáo.

Ông cho biết các ngôn từ thù hận, chỉ nên dành cho bọn khủng bố nói ra mà thôi.

“Chúng ta hoàn toàn nói rõ là, những ai tìm cách hạ thấp người Hồi giáo trên căn bản về những tội phạm mà một thiểu số rất nhỏ, thì họ đang giúp đỡ cho khủng bố”.

Còn lãnh tụ đối lập Bill Shorten cũng chỉ trích Thượng nghị sĩ Fraser Anning của Queensland về lời kêu gọi của ông nầy, nên có một giải pháp sau cùng đối với chương trình di trú và cấm hoàn toàn việc nhận người Hồi giáo vào nước Úc.

Trong khi đó, ông Anning vẫn không xin lỗi về những nhận xét trong bài diễn văn đầu tiên tại Thượng viện.

Ông Shorten cho biết, đó quả là thái độ kỳ thị rõ ràng.

“Quả là gớm ghiếc và ô nhục, không còn nghi ngờ gì là Thượng nghị sĩ Anning và một số ít người chia xẻ quan điểm của ông ta là việc tránh không đề cập đến để tranh đấu cho nhóm thiểu số, thế nhưng đó không phải như vậy, mà chỉ là một cách tốt thế thôi".

"Ý tưởng cho rằng đất nước nầy mà tôn giáo của một số người khiến cho họ là công dân hạng nhất hay hạng 2 của nước Úc là một ý nghĩ hết sức tệ hại”, Bill Shorten.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share