Shorten đẩy mạnh việc Lao động ủng hộ hiệp ước và có tiếng nói của Thổ dân trong quốc hội

Nigel Scullion ... minister disagrees with idea

Nigel Scullion ... minister disagrees with idea Source: AAP

Lãnh đạo đối lập Bil Shorten nói rằng một chính phủ Lao động dưới quyền ông nếu thắng cử sẽ ký một hiệp ước với người Thổ Dân Úc để họ có tiếng nói trong quốc hội.


Các nhà tranh đấu hoan nghênh những lời bình luận của ông nầy thế nhưng chính phủ Turnbull vẫn cho rằng việc người Thổ Dân Úc hoạt động qua văn phòng của Tổng Trưởng về Thổ Dân sự vụ thì sẽ hữu hiệu hơn.

Lãnh tụ đối lập Bill Shorten cho biết, một chính phủ Lao Động sẽ tiến đến việc ký kết một hiệp ước với người Thổ Dân Úc nếu Lao Động thắng cử.

Ông Shorten đã tham dự lễ hội Barunga hồi cuối tuần qua tại lãnh thổ Bắc Úc, nhằm đánh dấu địa điểm mà Thủ Tướng thời bấy giờ là ông Bob Hawke hứa hẹn sẽ có một hiệp ước với Thổ dân Úc hồi 30 năm trước.

Tuyên ngôn Barunga năm 1988 kêu gọi người Thổ Dân được quyền tự quản lý, có một hệ thống quốc gia về Thổ quyền và việc bồi thường cho việc mất đất đai, thế nhưng một hiệp ước không hề trở thành hiện thực.

Ông Shorten cho đài Sky News biết rằng, một chính phủ Lao Động sẽ theo đuổi không phải là một, mà có thể là hàng loạt các hiệp ước với người Thổ Dân Úc.

"Những gì chúng ta sẽ làm nếu đắc cử, là bắt đầu tiến trình thiết lập và hợp thức hóa qua luật pháp để người Thổ Dân có một tiếng nói".

"Một phần trong tiến trình nầy sẽ là Ủy Ban Makarrata, vốn là một Ủy Ban nói sự thực trong đó sẽ hỏi tiếng nói nầy, để tiến tới một hiệp ước".

"Nó có thể là một hay một loạt các hiệp ước, tôi muốn nói là nhiều quốc gia khác trên thế giới đã từng làm".

"Những tiểu bang như Victoria, Tây Úc, lãnh thổ Bắc Úc đã bắt đầu hành trình nầy rồi, vì vậy tôi nghĩ điều quan trọng là liên bang cho thấy tài lãnh đạo của mình", Bill Shorten.

Vào tháng 5 năm 2017, có hơn 250 các nhà lãnh đạo Thổ Dân và dân đảo Torres gặp nhau tại Uluru, để tham dự Hội nghị Lập Hiến đầu tiên cho các quốc gia đầu tiên ở nước Úc.

Hội nghị dẫn đến 'Tuyên Ngôn Uluru Từ Con Tim' và kêu gọi, nhìn nhận người Thổ dân trong Hiến Pháp và Ủy Ban Makarrata, nhằm giám sát một tiến trình đạt đến các thỏa thuận và nói thật, giữa các cấp chính phủ và người Thổ Dân Úc.

Một nhà tranh đấu cho Tuyên Ngôn Uluru, ông Thomas Mayor hoan nghênh những lời bình luận của ông Shorten.

"Tôi nghĩ đó là một bước tiến lớn lao và rất quan trọng, là có sự liên tục hướng đến sự nhìn nhận trong Hiến Pháp, qua sự tôn trọng tiếng nói của những người thuộc các quốc gia đầi tiên ở Úc, sở dĩ tiếng nói nầy quan trọng cho việc hình thành một hiệp ước, do nó đề ra một khuôn mẫu toàn quốc đằng sau việc thảo ra hiệp ước như vậy", Thomas Mayor.

Ông Shorten cho đài Sky News biết, ông ủng hộ việc người Thổ Dân có tiếng nói tại quốc hội.

"Người Thổ Dân nên được đại diện, nói cách khác là từ dưới lên trên", Bill Shorten .
"Bằng cách bầu cử à?", một ký giả hỏi.
"Vâng, đó là cách tôi muốn thấy được, thế nhưng có nhiều chuyện hơn chỉ là ý kiến riêng của tôi, do đó nó nên có tính cách địa phương".

"Thế nhưng việc nầy không thay thế các cơ cấu hiện tại, mà chỉ có nhiệm vụ cố vấn mà thôi".

"Đó cũng không phải là một Viện thứ ba của quốc hội, khi luật lệ phải được thông qua tại Hạ và Thượng Viện, lúc đó có thể bị cơ chế nầy ngưng lại", Bill Shorten.

Tổng Trưởng phụ trách Thổ Dân Sự Vụ Nigel Scullion nói rằng, việc nầy là vô trách nhiệm đối với những người ủng hộ ý niệm có tiếng nói của Thổ Dân, cũng như chuyện nầy nên để mở là hơn.

Thượng nghị sĩ Nigel cho biết, ông tin rằng việc người Thổ Dân có ảnh hưởng trực tiếp và quyền hạn thông qua văn phòng của Tổng Trưởng Thổ Dân sự vụ, là cách thức hữu hiệu hơn.
"Vì vậy, nay là lúc sửa chữa vấn đề đó và cho những người thuộc quốc gia đầu tiên có được tiếng nói của họ", Thomas Nigel.
Ông cho đài Sky News biết, ông muốn thấy người Thổ Dân hoạt động qua văn phòng của ông.

"Đó là văn phòng của ông Tổng Trưởng phụ trách về Thổ Dân sự vụ, phải không?. Đó là những gì quí vị mong muốn, nhưng không phải là một tiếng nói tại quốc hội, quí vị cũng không muốn có một Vịên thứ ba".

"Tôi không nói về những gì họ muốn, thế nhưng theo ý nghĩa thực tế, thì đó là những gì quí vị cần đến. Quí vị có thể điều hảnh chuyện đó bằng một ủy ban không thì chuyện nầy tôi không rõ, thế nhưng những gì tôi biết là một tiếng nói đến quốc hội, nó chẳng là gì đối với việc hoạch định chính sách hay ra các quyết định, tất cả chuyện nầy xuất phát từ văn phòng của tôi", Nigel Scullion.
 
Thế nhưng ông Thomas Mayor cho biết, thượng nghị sĩ Scullion hiện làm ngơ một vấn đề thực tế.

"Cuộc phỏng vấn ông Nigel Scullion chỉ cho thấy, một con người gắn chặt vào những chuyện đã rồi một cách tuyệt vọng, rồi tiếp tục chống chế bênh vực, căn bản là sự thất bại dai dẳng trong chính sách của chính phủ của ông ta".

"Những gì ông nói đều không có liên hệ chi cả, thực vậy khi ông ta nói những người Thổ Dân hay dân đảo Torres nên có thể đưa ra quyết định của mình, thì ông ta nên tôn trọng những điều khoản từ Tuyên Ngôn Uluru vào ngày 26 tháng 5, hồi năm rồi", Thomas Mayor.

Ông Mayor cho biết, mục đích của Tuyên ngôn Uluru là giúp đỡ người Thổ Dân Úc có tiếng nói, mà đã bị từ chối trong hơn 1 thế kỷ qua.

"Tôi hy vọng sẽ nghe được tiếng nói chân thực và họ có quyền tự quyết định về các dịch vụ sẽ được phục vụ như thế nào, họ có quyền tự quyết trong cuộc sống trong cộng đồng và đóng góp cho nước Úc, như là một đất nước có nền văn hóa chung, mà chúng ta trân trọng và cử hành, cũng như lịch sử đó không còn bị quên lãng nữa".

"Cách thức duy nhất để làm chuyện nầy, là hãy hoàn thành Tuyên Ngôn Uluru. Tiếng nói đến quốc hội, việc đề cập đến người Thổ Dân trong Hiến Pháp, sửa sai các khó khăn mà Hiến Pháp của chúng ta đã có hiệu lực hồi năm 1901, mà không có sự đóng góp nào từ những người thuộc quốc gia đầu tiên trên nước Úc".

"Vì vậy, nay là lúc sửa chữa vấn đề đó và cho những người thuộc quốc gia đầu tiên có được tiếng nói của họ", Thomas Nigel.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share