Sudan cáo buộc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đồng lõa trong tội diệt chủng

Two women sit either side of a man at a desk, all wearing suits.

The International Court of Justice is holding public hearings in the case Sudan v. United Arab Emirates over alleged breach of the Genocide Act. Credit: Remko de Waal/EPA

Sudan đã đưa Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất U-A-E ra trước Tòa án Công lý Quốc tế, với cáo buộc chính phủ đồng lõa trong cuộc diệt chủng người dân của mình, bằng cách hỗ trợ nhóm chiến binh Lực lượng Hỗ trợ Nhanh RSF. Trong khi U-A-E phủ nhận cáo buộc và bất kỳ hành vi vi phạm nào đối với Công ước Diệt chủng, các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc và các nhà lập pháp Hoa Kỳ đều cho rằng, các tuyên bố của Sudan là đáng tin cậy.


“Một cuộc diệt chủng đang diễn ra chống lại nhóm sắc dân Masalit, ở phía tây đất nước chúng tôi".

"Người Masalit là một nhóm dân tộc châu Phi không phải người Ả Rập".

"Cuộc diệt chủng chống lại người Masalit đang được thực hiện bởi Lực lượng hỗ trợ nhanh R-S-F, chủ yếu là người Ả Rập từ Darfur, với sự hỗ trợ và tiếp tay của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất”, Muawia Osman.
Bên trong Tòa án Công lý Quốc tế, Quyền Bộ trưởng Tư pháp Sudan Muawia Osman, đã nói với tòa án rằng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đang vi phạm Công ước về diệt chủng.

Kể từ năm 2023, cuộc nội chiến giữa Lực lượng vũ trang Sudan và một nhóm dân quân, được gọi là Lực lượng hỗ trợ nhanh, đã tạo ra cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất thế giới, mà Ủy ban Cứu hộ Quốc tế báo cáo.

Bây giờ chính phủ Sudan đã đưa U-A-E ra tòa, cáo buộc họ tiếp tay cho tội diệt chủng, qua cáo buộc ủng hộ R-S-F.

Reem Ketait là một viên chức cao cấp tại Bộ Ngoại giao U-A-E.

Bà nói với tòa rằng, những tuyên bố của Sudan là sai sự thật.

“Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, UAE không cung cấp bất kỳ vũ khí hoặc vật liệu liên quan nào, cho bất kỳ bên tham chiến nào".

"Thay vào đó ngay từ khi bắt đầu cuộc xung đột này, UAE đã làm việc không biết mệt mỏi, để giảm bớt đau khổ".

"UAE đã hợp tác với các đối tác, bao gồm Liên Hiệp Quốc, cung cấp hơn 600 triệu đô la viện trợ, để hỗ trợ tất cả những người cần hỗ trợ trên khắp Sudan và các quốc gia lân cận, mà không phân biệt đối xử”, Reem Ketait.

Trong vụ án, Sudan tuyên bố R-S-F và các chi nhánh của nó, chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bao gồm giết người hàng loạt, hãm hiếp và cưỡng bức di dời những người Masalit, không phải người Ả Rập, ở Tây Darfur.

Được biết Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự, được thành lập vào năm 2013 và hiện đang kiểm soát hầu hết khu vực phía tây Darfur của Sudan và một số khu vực phía nam.

Kể từ khi nội chiến nổ ra, ít nhất 150.000 người đã thiệt mạng, theo ước tính của Đặc phái viên Hoa Kỳ tại Sudan.

UNHCR báo cáo có hơn 12 triệu người phải di dời và một nạn đói chính thức đã được tuyên bố, tại nơi này.

Quyền Bộ trưởng Tư pháp Sudan, ông Osman cho biết U-A-E vẫn đang hỗ trợ những hành động tàn bạo này.

“Sự hỗ trợ tiếp liệu cung cấp cho Lực lượng hỗ trợ nhanh RSF và lực lượng dân quân liên kết của họ đã, đang và sẽ là động lực chính thúc đẩy cuộc diệt chủng đang diễn ra hiện nay, bao gồm cả việc giết người, hãm hiếp, cưỡng bức di dời, cướp bóc và phá hủy tài sản công và tư”, Muawia Osman.
Trước đây, R-S-F đã cử lực lượng đến Yemen thay mặt cho Ả Rập Xê Út và U-A-E, và cũng đã chiến đấu ở Libya cùng với các lực lượng khác được U-A-E hậu thuẫn.

Một số chuyên gia coi sự hậu thuẫn được cho là của U-A-E, là một phần của chiến lược rộng lớn hơn, với hy vọng xây dựng mạng lưới khách hàng trên khắp lục địa châu Phi và mở rộng ảnh hưởng của U-A-E trên Biển Đỏ.

Trong khi đó các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc giám sát lệnh cấm vận vũ khí ở Darfur trước đây, đã tìm thấy bằng chứng ủng hộ các cáo buộc rằng, U-A-E đang buôn lậu vũ khí cho R-S-F thông qua Chad, ở Châu Phi.

Nhưng Reem Ketait cho biết, không có cơ sở nào cho các cáo buộc này.

“Vì vậy, khi người nộp đơn đề xuất sáng nay rằng, họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc đệ đơn kiện này, thì điều đó hoàn toàn không đúng".

"Người nộp đơn vội vã lên bục này tại The Hague, nhưng trong hai năm, họ đã để trống ghế của mình tại bàn đàm phán".

"Thưa Chủ tịch trong bối cảnh này, ý tưởng cho rằng UAE bằng cách nào đó là động lực của cuộc xung đột đáng chê trách này ở Sudan, không thể xa rời sự thật hơn".

"Vụ kiện này là lần lặp lại gần đây nhất, về việc người nộp đơn sử dụng sai các thể chế quốc tế của chúng tôi, như một sân khấu để tấn công UAE".

"Trong mọi trường hợp kể cả hôm nay, người nộp đơn đã đưa ra những cáo buộc tốt nhất là gây hiểu lầm, và tệ nhất là bịa đặt hoàn toàn”, Reem Ketait.

Được khởi xướng vào tháng trước, vụ kiện của Sudan diễn ra sau khi Hoa Kỳ cáo buộc Lực lượng hỗ trợ nhanh, thực hiện tội diệt chủng và áp dụng lệnh trừng phạt đối với 7 công ty do R-S-F sở hữu, có trụ sở tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, vì đã giúp nhóm này mua vũ khí.

U-A-E hiện kêu gọi bác bỏ vụ kiện, không chỉ phủ nhận việc hỗ trợ nhóm này mà còn lập luận rằng, tòa án không có thẩm quyền đối với vấn đề này.

Trong khi U-A-E là bên ký kết Công ước diệt chủng của Liên Hiệp Quốc, nước này đã đưa ra một điều khoản bảo lưu về một điều khoản quan trọng, cho phép các quốc gia đưa nhau ra Tòa án Công lý Quốc tế, về các tranh chấp.

Sudan lập luận rằng, điều khoản bảo lưu này không phù hợp với mục đích của Công ước diệt chủng, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm chung toàn cầu, trong việc ngăn chặn những tội ác tồi tệ nhất thế giới.

Điều phối viên Chương trình Lương thực Thế giới tại Sudan là Shaun Hughes cho biết, cuộc khủng hoảng là do con người gây ra.

"Đây là một cuộc khủng hoảng do con người gây ra, do con người gây ra vì nó bị thúc đẩy bởi xung đột, không phải do hạn hán, lũ lụt hay động đất và do con người gây ra, vì sự cản trở tiếp cận viện trợ nhân đạo của các bên trong cuộc xung đột".

"Hàng chục ngàn người nữa sẽ chết ở Sudan trong năm thứ ba của cuộc chiến, trừ khi WFP và các cơ quan nhân đạo khác, có quyền tiếp cận và nguồn lực, để tiếp cận những người cần giúp đỡ”, Shaun Hughes.

Được biết các vụ kiện trước Tòa án Công lý Quốc t,ế có thể mất nhiều năm để giải quyết.

Với các báo cáo cho biết tình hình ở Darfur vẫn đang xấu đi, Bộ trưởng Tư pháp Sudan đã yêu cầu tòa án ra lệnh cho U-A-E, ngăn chặn các hành vi diệt chủng chống lại Masalit.

Các thẩm phán thường đưa ra phán quyết, về các biện pháp phòng ngừa khẩn cấp, có thể xảy ra sau một vài tuần, sau phiên điều trần ban đầu.
Tại Port Sudan, cư dân bị di dời là Abdel Latif Abdel Hamid cho biết, kết quả của vụ kiện sẽ có hậu quả đối với tòa án.

“Vụ án hiện đang nằm trước tòa ICJ và chúng tôi đang chờ phản hồi, nếu phản hồi là tích cực, thì chúng tôi biết rằng có một công lý quốc tế và mọi người có thể tôn trọng và tin tưởng vào công lý đó".

"Nhưng nếu có bất kỳ sự trì hoãn nào, thì điều đó có nghĩa là sự kết thúc của chính ICJ".

"Những gì đã xảy ra ở Sudan là sự phá hủy cơ sở hạ tầng, diệt chủng, hiếp dâm, di dời, thậm chí là đánh cắp văn hóa và di sản và cưỡng bức di dời toàn bộ dân số”, Abdel Latif Abdel Hamid.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 

Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Share