Người Nam Sudan tìm được việc làm và nhận Alice Springs là nhà

From South Sudan to a home in Alice Springs

From South Sudan to a home in Alice Springs Source: SBS

Trong khi chính phủ liên bang dự tính cắt giảm con số di dân tối đa để giảm bớt tình trạng chật chội tại các thành thị thì một nhóm tranh đấu cho người tỵ nạn nói rằng vẫn còn một giải pháp khác, đó là hãy xét đến các vùng miền trên jhắp nước Úc.


Một số di dân gốc Sudan ngày càng đông hiện chuyển đến sống tại vùng Alice Springs nơi họ cho biết dễ kiếm việc làm.

Là một nữ y tá và là một nhân viên y tế có nhiều triễn vọng, cô Lubna Tiob đã nhận Alice Sptings là quê hương thứ hai trong 9 năm qua.

Cô đã chuyển đến thị trấn ở trung tâm nước Úc sau khi ở Melbourne một thời gian ngắn và nay cô cho biết không cảm thấy hối tiếc về hành động của mình.

“Tôi thích sống ở Alice Springs hơn là Melbourne, chỉ vì Melbourne là một thành phố lớn và có khá nhiều phương tiện, nên khá dễ dàng để tìm một công việc làm tại đây".

"Có nhiều cơ hội cho nhiều người tìm kiếm việc làm”, Lubna Tiob.

Cô Tiob là một trong số ước lượng đến 400 di dân Nam Sudan, đã chuyển đến sinh sống tại vùng trung tâm nước Úc có nhiều bụi đỏ, trong gần một thập niên qua.

Chủ tịch của Cộng đồng Nam Sudan tại Lãnh thổ Bắc Úc, ông Duol Thian nói rằng, áp lực ngày càng gia tăng tại các thành phố lớn như Melbourne, khiến cuộc sống càng thêm khó khăn cho một số di dân.

“Một số thành viên cộng đồng chúng tôi hiện sống tại các thành phố lớn và họ đang thất nghiệp, thực sự mà nói là chẳng có công ăn việc làm gì cho họ".

"Một số người ngay cả những người có hai, ba bằng cấp đại học trong những lãnh vực khác nhau, cũng chẳng kiếm ra việc làm trong lãnh vực chuyên nghiệp của họ”, Doul Thian.

Ông Thian cho biết, ông đồng ý với quan điểm của Thủ tướng Scott Morrison rằng, cãc thành phố lớn ngày càng trở nên đông đúc hơn nữa.

Thế nhưng thay vì cắt giảm con số di dân thì ông đề nghị rằng, các vùng địa phương hay nông thôn của nước Úc, rất cần các công nhân.

Ông cho biết, cơ hội việc làm là lý do khiến nhiều người trong cộng đồng của ông, đã dời đến sống tại Alice Springs.

“Trong một thành phố lớn, rất khó để kiếm ra một công việc làm chuyên môn của mình, thế nhưng nếu quí vị đến một cộng đồng xa xôi như tại đây với những thị trấn như thế nầy, quí vị có thể tìm ra công việc thích hợp cho mình”.

Còn anh Manny Kuel, từ Melbourne đến đây mới 6 tháng.

Nay anh làm việc cho một công ty cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật có tên là Life Without Barriers, tạm dịch là Cuộc Sống Không Có Rào Cản.

“Tôi làm việc tại Melbourne, trong một hãng xưởng và làm nghề lao động chân tay, thế nhưng tôi thích làm việc tại đây tốt hơn. Việc làm tốt đẹp cho tôi và tôi thích thú công việc nầy”.
"Tôi cảm thấy như nơi chốn nầy là nơi tôi đã từng sống tại đây, ngay cả khi tôi chỉ mới đặt chân đến lần đầu”, Lubna Tiob.
Giám đốc của công ty tại lãnh thổ Bắc Úc là ông Neil Egan cho biết, di dân là thành phần quan trọng trong lực lượng lao động của công ty.

“Tôi muốn nói rằng đa số, nhưng tôi không có con số chính thức, nhưng có thể nói rằng khoảng 70 đến 80 phần trăm lực lượng lao động của chúng ta, là các công nhân di dân”.

Thế nhưng cũng có những khó khăn nữa, anh Kuel phải để lại vợ và 4 con tại Melbourne, khi phải sống xa gia đình rồi phải làm việc để gởi tiền nuôi sống cho họ.

“Ồ có đôi chút khó khăn, thế nhưng kể ra thì không đến nỗi như vậy, họ đều hiểu tôi có công việc làm ở đây, vì vậy cũng ổn thoả thôi”.

Trong khi đó, giám đốc của Dịch vụ Cộng đồng Đa văn hóa tại Trung tâm Úc châu là bà Marguerite Baptiste Tooke cho biết, nhiều người trong cộng đồng Nam Sudan tại Alice Springs, hiện ở trong một hoàn cảnh tương tự.

“Tiền thuê nhà tại Alice Springs đắt đỏ hơn tại Melbourne, vì vậy không dễ dàng cho họ mang cả gia đình đến đây, do họ hầu hết đều có gia đình rất đông nhân số”.

Ông George Dar làm đến 2 công việc để nuôi sống gia đình, vẫn còn tại Melbourne và ông trở về thăm gia đình mỗi năm đôi lần.

Ông cho biết, thật khó khăn để giữ vai trò quan trọng cho cuộc sống của con cái trong khi sống quá xa nhau, thế nhưng nhiều người trong cộng đồng của ông cảm thấy, họ chẳng có chọn lựa nào khác, khi vấn đề kiếm tiền chiếm ưu tiên hàng đầu.

“Tôi nghĩ hầu hết những người ở đây đều nhớ nhà, nhớ đến gia đình thân yêu, thế nhưng quí vị biết, họ luôn luôn nghĩ đến chuyện nếu con cái đòi hỏi họ tham dự trận đấu bóng rổ, túc cầu rồi cả bóng bầu dục nữa, thì họ không thể làm được”.

Ông cho biết rất buồn, khi nghe các tin tức về những chuyện thanh niên bất mãn tại Melbourne.

“Những gì tôi có thể nói về những người Nam Sudan, họ là những người tốt, đó là một cộng đồng rất chịu khó làm việc".

"Tại Bắc Úc nầy, nếu đến đây họ sẽ thấy chúng tôi tạo nên sự khác biệt. Đặc biệt là chính phủ Victoria cần tạo ra cơ hội cho những người trẻ đó, qua các khóa huấn luyện có thể dẫn đến tìm được việc làm, hay các cách thức huấn luyện giúp họ có thể đáp trả cho nước Úc với những kiến thức học hỏi được".

"Điều nầy khiến cho những người trẻ cảm thấy đất nước nầy cần đến họ, nước Úc cần sự đóng góp của họ”, George Dar.

Còn cô Lubna Tiob là một nữ y tá có nhiều triễn vọng cho biết, có thể sẽ không ở mãi tại Alice Springs.

Cô cho biết, nếu bà và người chồng có con cái, bà có thể phải di chuyển đi xa để con cái có thể đi học, thế nhưng trong thời gian nầy bà cho biết vẫn còn yêu thích về cuộc sống tại vùng trung tâm đất đỏ nầy.

“Nền văn hóa của người Thổ dân và của Phi châu tương tự nhau, do có nhiều sắn thái truyền thống giống nhau".

"Vì vậy khi đầu tiên đến đây, tôi cảm thấy như mình ở tại nhà, tại quê hương Phi châu của mình vậy".

"Tôi cảm thấy như nơi chốn nầy là nơi tôi đã từng sống tại đây, ngay cả khi tôi chỉ mới đặt chân đến lần đầu”, Lubna Tiob.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share