Cuộc họp thượng đỉnh nhằm chấm dứt nội dung cực đoan trên mạng

New Zealand Prime Minister Jacinda Ardern, left, and French President Emmanuel Macron

New Zealand Prime Minister Jacinda Ardern, left, and French President Emmanuel Macron Source: AAP

Một số nhà lãnh đạo thế giới và các chủ tịch công ty kỹ thuật tin học đã gặp gỡ tại Pháp hôm 15 tháng 5 để tìm ra phương thức hầu ngăn chận các hành động bạo lực trên mạng sau vụ thảm sát tại Christchurch.


Thủ tướng Tân tây Lan và Tổng thống Pháp đã hướng dẫn cuộc thảo luận và phát động ‘’ nhằm chấm dứt các nội dung thù ghét trên mạng.

Thủ tướng Tân tây Lan Jacinda Ardern và Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron đã hướng dẫn các cuộc thảo luận nhằm chấm dứt việc xử dụng internet thành một nơi lan truyền các thông điệp và những hình ảnh cực đoan.

Hai nhà lãnh đạo đồng chủ tọa cuộc họp thượng đỉnh tại Paris, nước Pháp đề cập đến vấn đề nói trên qua việc tập hợp các nhà lãnh đạo thế giới từ Anh quốc, Canada, Ái nhỉ Lan, Senegal, Nam Dương, Jordan và Liên Âu, cùng với các đại diện của một số công ty kỹ thuật quan trọng bao gồm Twitter, Google. Microsoft và Amazon.

Cả hai nhà lãnh đạo Pháp và Tân tây Lan dùng cuộc họp thượng đỉnh để phát động ‘Lời Kêu Gọi Christchurch’, đó là một lời hứa của các nhà lãnh đạo và công ty chấm dứt các nội dung thù ghét.

Lời hứa hẹn được đặt tên sau vụ khủng bố vào ngày 15 tháng 3, tấn công vào thánh đường Hồi giáo tại Christchurch ở Tân tây Lan, khiến 51 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.

Được biết tay súng chịu trách nhiệm trong vụ tấn công vào thánh đường Hồi giáo tại Christchurch đã trực tiếp phát hình livestream về hành động của hắn ta trên Facebook trong 17 phút.

Thủ tướng Ardern cho biết, rất đau buồn khi vụ tấn công nêu bật nhu cầu cần có một chính sách mới, để bảo đảm các nội dung bạo lực bị tháo gỡ ngay lập tức.

“Mức độ của truyền thông xã hội trong vụ tấn công là chưa từng có và phản ứng của chúng ta hôm nay qua việc chấp nhận ‘Lời Kêu Gọi Christchurch’ là cũng chưa từng có nữa".

"Chưa bao giờ các nước và những công ty kỹ thuật cùng ngồi lại với nhau sau vụ tấn công khủng khiếp, để cam kết một kế hoạch hành động tập thể, trong việc xây dựng kỹ thuật mới, để giúp cho cộng đồng của chúng ta được an toàn hơn”, Jacinda Ardern.

Trong khi đó, ông Macron nói rằng cuộc tấn công khủng bố cho thế giới thấy được, bọn khủng bố xử dụng internet dễ dàng đến mức độ nào, như là vũ khí để tuyên truyền và khuyến khích bạo động.

“Những gì xảy ra tại Christchurch không chỉ là một cuộc tấn công khủng bố tàn bạo, mà đó là internet một lần nữa biến thành một cỗ máy tuyên truyền một cách điên cuồng và giúp làm tổn thương cho xã hội chúng ta".

"Nó cũng gây ra một cuộc chiến chống lại tất cả mọi người, vốn là một mục tiêu tương tự với những kẻ khủng bố thánh chiến Hồi giáo và những kẻ khủng bố thuộc nhóm cực đoan cánh hữu”, Emmanuel Macron.

Công ty khổng lồ trên mạng là Google đã bị chỉ trích mạnh mẽ, theo sau vụ tấn công khủng bố tại Christchurch, do phải mất quá lâu để gỡ bỏ, cũng như không hành động tức khắc sau khi việc nầy xảy ra.
"Chúng ta có thể ngưng việc truyền hình hay phát thanh, thế nhưng thực sự chúng ta có thể ngăn chận chính sự thù ghét hay không?”, Jacinda Ardern.
Lời Kêu Gọi Christchurch bao gồm điều khoản đáp ứng khẩn cấp, theo đó cho phép mọi hình ảnh bạo động, hay video của sự kiện sẽ bị gỡ bỏ ngay tức khắc sau khi nó xảy ra.

Còn Facebook hứa hẹn sẽ ủng hộ Lời Kêu Gọi Christchurch, khi loan báo công ty nầy sẽ ngăn chận những người xử dụng vi phạm luật lệ.

Tình cảm đó cũng được thấy ở một số công ty kỹ thuật khác.

Giám đốc Google là bà Jacqueline Fuller cho biết, hầu hết các công ty kỹ thuật muốn bảo đảm rằng họ tạo ra một nơi an toàn trên mạng, nơi mọi người cảm thấy được hoan nghênh.

“Chúng ta có mặt tại đây để lắng nghe, để cam kết và thực sự tìm ra đường hướng tốt đẹp trong cuộc đối thoại".

"Chúng tôi nghĩ rằng, đây là những nguyên tắc mà mọi người kể cả Google có thể ủng hộ và chúng ta có thể đến cùng với các chính phủ để chắc chắn rằng, chúng ta có thể giảm bớt các nội dung gây hại trên mạng”, Jacqueline Fuller.

Còn bà Ardern nói rằng, hứa hẹn của các công ty khổng lồ trên mạng khi ủng hộ lời kêu gọi là một bước tiến đáng kể, trong việc ngăn chận sự lan truyền các thông điệp cực đoan.

Bà cho biết, trong khi ngăn chận bạo động lúc bắt đầu lan truyền trên mạng là một mục tiêu, thì cuối cùng bà muốn đó là thách thức cho cộng đồng toàn thế giới, để chấm dứt mọi thù ghét tận gốc rể.

“Cuối cùng thì chúng ta muốn ở trong một vị thế, có thể ngăn ngừa sự nguy hiểm trước hết, để chắc chắn rằng mạng sống của chúng ta sẽ không mất đi".

"Đó là tại sao với việc kết hợp kỹ thuật, chúng ta cũng nói về vai trò các chính phủ, phải cố gắng loại bỏ việc tẩy não và chấm dứt các chủ thuyết thù oán".

"Đó là những vấn đề khó khăn hơn, thế nhưng cuối cùng tôi nghĩ cuộc thử nghiệm về Christchurch là những gì?".

"Chúng ta có thể ngưng việc truyền hình hay phát thanh, thế nhưng thực sự chúng ta có thể ngăn chận chính sự thù ghét hay không?”, Jacinda Ardern.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share