Là người được các hồng y trên khắp thế giới tín nhiệm chọn làm lãnh đạo Giáo hội Công giáo với 1,4 tỷ tín hữu, Tân Giáo hoàng Robert Prevost là vị giáo hoàng đầu tiên đến từ Hoa Kỳ, dù trước đó ông ít được biết tới trên bình diện toàn cầu.
LISTEN TO

Tân Giáo hoàng Leo XIV là ai, vị hồng y Hoa Kỳ đầu tiên lãnh đạo Giáo hội Công giáo?
SBS Vietnamese
04:41
Sinh năm 1955 tại Chicago và hiện 69 tuổi, Tân Giáo hoàng đã dành phần lớn cuộc đời thi hành sứ vụ truyền giáo tại Peru. Ngài chỉ mới được phong hồng y vào năm 2023 và rất hiếm khi xuất hiện trước truyền thông.
Ngài chọn tông hiệu là Leo XIV, kế vị Cố Giáo hoàng Francis, người đã lãnh đạo Giáo hội kể từ năm 2013.
Linh mục Mark Francis, một người bạn của Tân Giáo hoàng từ thập niên 1970, chia sẻ với Reuters rằng Hồng y Prevost luôn là người ủng hộ kiên định đường hướng mục vụ của vị tiền nhiệm, đặc biệt là những cam kết về công bằng xã hội của cố Giáo hoàng Francis.
“Ngài luôn thân thiện, gần gũi, và giữ vững một tiếng nói đầy lý trí và thực tế cho những nỗ lực của Giáo hội nhằm tiếp cận người nghèo,” linh mục Francis, người từng học chủng viện với Tân Giáo hoàng và sau này cùng sống tại Rome trong những năm 2000 cho biết.
“Ngài có khiếu hài hước tế nhị, nhưng không phải là người tìm kiếm ánh hào quang,” linh mục Francis, hiện là Giám tỉnh Dòng Viator tại Hoa Kỳ, nhận xét thêm.
Từ năm 2015 đến 2023, Ngài Prevost phục vụ trong vai trò Giám mục giáo phận Chiclayo, miền tây bắc Peru, và cũng trong năm 2015, ngài được công nhận là công dân Peru, mang hai quốc tịch.
Chính Cố Giáo hoàng Francis đã mời ngài về Rome năm đó để đảm nhận vai trò lãnh đạo cơ quan Tòa Thánh phụ trách việc lựa chọn các linh mục được bổ nhiệm giám mục trên toàn thế giới, một vai trò có ảnh hưởng sâu rộng trong việc định hình hàng giám mục toàn cầu.

The Crowd of faithful gathered for the new pontiff, Pope Leo XIV, to celebrate his appointment at The Vatican. Source: AAP / Marco Iacobucci
León Angeles cho biết ngài Prevost đặc biệt quan tâm đến cộng đồng người di dân Venezuela tại Peru. “Ngài là người thích giúp đỡ,” ông nói.
Trong những năm gần đây, hơn 1,5 triệu người Venezuela đã di cư đến Peru để tránh khủng hoảng kinh tế ở quê nhà.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2023 với cơ quan truyền thông của Vatican, ngài Prevost nhấn mạnh tầm quan trọng của công cuộc loan báo Tin Mừng nhằm giúp Giáo hội phát triển.
Chúng ta thường quá bận tâm với việc giảng dạy tín lý... nhưng lại có nguy cơ quên mất sứ mạng đầu tiên của mình là giúp người ta biết đến Đức Giêsu Kitô.Tân Giáo hoàng Leo XIV
Tại một cuộc họp báo ở Vatican cùng năm, ngài Prevost cũng chia sẻ: “Sứ vụ của chúng ta là mở rộng lều trại, để mọi người đều biết rằng họ được chào đón trong Giáo hội.”
‘Ngài biết lắng nghe’
Sinh năm 1955, Giáo hoàng Prevost thuộc Dòng Augustinians (Augustinô), một hội dòng quốc tế với khoảng 2.500 linh mục và tu huynh đang hiện diện tại 50 quốc gia, nhấn mạnh đời sống cộng đoàn và tinh thần bình đẳng giữa các thành viên.
Ngài có bằng cử nhân của Đại học Villanova ở Philadelphia, bằng thạc sĩ tại Học viện Thần học Công giáo ở Chicago, và tiến sĩ giáo luật tại Đại học Giáo hoàng St Thomas Aquinas ở Rome.
Ngài lần đầu đến Peru làm nhà truyền giáo vào năm 1985, trở lại Hoa Kỳ năm 1999 để giữ vai trò lãnh đạo trong dòng tu của mình.
Sau đó, ngài chuyển đến Rome để đảm nhận hai nhiệm kỳ kéo dài sáu năm trong vai trò Bề trên Tổng quyền Dòng Augustinô, thường xuyên viếng thăm các cộng đoàn dòng trên toàn thế giới. Tân Giáo hoàng được biết đến là người sử dụng thành thạo tiếng Anh, Tây Ban Nha, Ý, Pháp và Bồ Đào Nha.
Trở lại Rome vào năm 2023, ngài hầu như không tham gia nhiều sự kiện xã hội thường quy tụ các vị chức sắc Vatican.
“Ngài là người có khả năng lãnh đạo. Nhưng đồng thời, ngài biết lắng nghe. Đó là một nhân đức,” ông León Angeles nhận xét.
“Ngài có sự nhã nhặn để xin ý kiến, dù là từ người đơn sơ hay khiêm tốn nhất. Ngài biết lắng nghe tất cả mọi người.”