Thế giới tiếc thương Giáo hoàng Phanxicô

Faithful gather in St Peter's Square after Pope Francis' death

epa12045444 Faithful gather in St Peter's Square following the death of Pope Francis, Vatican City, 21 April 2025. Pope Francis died on 21 April 2025 at the age of 88, according to the Holy See. Born Jorge Mario Bergoglio in Buenos Aires, Argentina, on 17 December 1936, he was appointed leader of the Catholic Church on 13 March 2013, succeeding Pontiff Emeritus Benedict XVI. EPA/FABIO FRUSTACI Source: ANSA / FABIO FRUSTACI/EPA

Thế giới đã bày tỏ lòng tôn kính đối với ký ức về Giáo hoàng Phanxico, vị giáo hoàng đầu tiên của Mỹ Latinh và là một nhân vật có sức biến đổi trong Giáo hội Công giáo hiện đại.


Thánh lễ buổi tối được tổ chức tại Nhà thờ Đức Bà Paris để tưởng nhớ Đức Giáo hoàng Phanxicô – cũng là một trong hàng ngàn buổi lễ trên khắp thế giới tưởng nhớ nhân vật đã lãnh đạo Giáo hội Công giáo La Mã kể từ năm 2012.
LISTEN TO
Vietnamese_Pope World Mourn_220425 RTB ANDY.mp3 image

Thế giới tiếc thương Giáo hoàng Phanxicô

SBS Vietnamese

07:21
Sự ra đi của ngài đã được Hồng y Kevin Farrell thông báo vào tối thứ Hai.

"Anh chị em thân mến, với nỗi buồn sâu sắc, tôi phải báo tin Đức Thánh Cha Phanxicô đã qua đời.”

“Vào lúc 7 giờ 35 sáng nay, Đức Giám mục Roma, Phanxicô, đã trở về nhà của đức chúa Cha.”

“Toàn bộ cuộc đời của ngài đã cống hiến để phục vụ Chúa và Giáo hội của Người.”

“Ngài đã dạy chúng ta sống các giá trị của Phúc âm với lòng trung thành, lòng can đảm và tình yêu thương phổ quát, đặc biệt là đối với những người nghèo nhất và bị thiệt thòi nhất.”

“Với lòng biết ơn vô hạn về tấm gương của ngài như một môn đệ đích thực của Chúa Giêsu, chúng ta phó thác linh hồn Đức Thánh Cha Phanxicô cho tình yêu thương vô hạn của Thiên Chúa Ba Ngôi. Cảm ơn anh chị em," Hồng y Kevin Farrell thông báo.

Giáo hoàng thứ 266 đã được ca ngợi vì sự tiếp cận của ông đối với người nghèo và người dễ bị tổn thương; mối quan tâm của ông đối với môi trường; và những nỗ lực kêu gọi hòa bình và tìm cách chấm dứt xung đột - như ở Trung Đông, Ukraine và Châu Phi.

Giáo hoàng đầu tiên của Mỹ Latinh đã lôi cuốn thế giới bằng phong cách khiêm tốn và mối quan tâm của mình đối với người nghèo, nhưng lại khiến nhiều người bảo thủ xa lánh vì những lời chỉ trích của ngài đối với chủ nghĩa tư bản và biến đổi khí hậu.

Quê hương thương tiếc ngài

Từ Argentina, nơi Giáo hoàng Phanxicô chào đời, Tổng thống Javier Milei đã đưa ra tuyên bố về sự ra đi của nhà lãnh đạo Công giáo.

"Cộng hòa Argentina, một quốc gia có truyền thống Công giáo lâu đời và là quê hương của Đức Giáo hoàng Phanxicô, vô cùng thương tiếc sự ra đi của Đức Thánh Cha và gửi lời chia buồn đến gia đình Bergoglio.”

“Tổng thống của đất nước này đồng hành cùng tất cả những người tuyên xưng đức tin Công giáo và những người cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng một nhà lãnh đạo tinh thần trong khoảnh khắc đau buồn này," Tổng thống Milei nói.

Trong một tuyên bố trên nền tảng mạng xã hội X, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói như sau:

"Từ Buenos Aires đến Rome, Đức Giáo hoàng Phanxicô muốn Giáo hội mang lại niềm vui và hy vọng cho những người nghèo nhất. Để đoàn kết mọi người với nhau và cả với thiên nhiên.”

“Mong rằng hy vọng này sẽ được tái sinh vô tận sau ngài. Với tất cả những người Công giáo, với một thế giới đau buồn," Tổng thống Macron nói.

Giáo hoàng cải tổ ngay cả tang lễ cho chính mình

Giáo hoàng Phanxicô mắc bệnh phổi mãn tính và đã phải cắt bỏ một phần phổi khi còn trẻ.

Ngài đã nhập viện vào ngày 14 tháng 2 vì một cơn đau hô hấp rồi trở nặng thành viêm phổi kép.

Ngài đã nằm viện 38 ngày, đây là thời gian nằm viện dài nhất trong 12 năm làm giáo hoàng của ngài.

Giáo hoàng Phanxicô cho biết ngài muốn được chôn cất không phải ở Vương cung thánh đường Thánh Peter hay các hang động của Vương cung thánh đường, nơi hầu hết các giáo hoàng được chôn cất, mà là ở Vương cung thánh đường Thánh Mary Major ở phía bên kia thị trấn.

Đây là nhà thờ nơi có bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh mà ngài yêu thích nhất, Salus Populi Romani.

Vào tháng 11 năm 2024, Giáo hoàng Phanxicô đã cải cách các nghi lễ sẽ được sử dụng cho tang lễ của mình, đơn giản hóa chúng để nhấn mạnh vai trò của ngài chỉ là một giám mục và cho phép chôn cất bên ngoài Vatican.

Thủ tướng Anthony Albanese cho biết Giáo hoàng Phanxicô không bao giờ sợ việc thay đổi.

"Đây là triều đại giáo hoàng đầu tiên đến từ Châu Mỹ, Giáo hoàng Dòng Tên đầu tiên và là người đầu tiên lấy tên của nhà vô địch vĩ đại của người nghèo - Thánh Phanxicô thành Assisi. Lòng trắc ẩn của Giáo hoàng Phanxicô bao trùm toàn thể nhân loại và ngày nay ngài sẽ được cả người Công giáo và người không theo Công giáo thương tiếc," Thủ tướng Albanese nói.

Lãnh đạo phe đối lập Peter Dutton ca ngợi lối sống và tầm nhìn của Giáo hoàng về những điều có thể xảy ra.

"Ngài sống tiết kiệm và giản dị, trên hết, ngài được thúc đẩy bởi các giá trị của Chúa Kitô về lòng thương xót và sự tha thứ.”

“Ngài nhấn mạnh những giá trị đó trong bài diễn văn Giáng sinh cuối cùng của mình. Ngài nói và tôi xin trích dẫn 'Lòng thương xót của Chúa có thể làm được mọi sự. Nó tháo gỡ mọi nút thắt. Nó phá đổ mọi bức tường chia rẽ.”

“Lòng thương xót của Chúa xua tan lòng hận thù và tinh thần trả thù.' Với Chúa, cầu mong Đức Giáo hoàng Phanxicô được an nghỉ," ông Dutton nói.

Giáo dân khắp nơi tôn kính ngài

Tại Công trường Thánh Peter ở Rome, hàng ngàn người thương tiếc đứng bên dưới ban công nơi Đức Giáo hoàng Phanxicô đã ban phước cho đám đông chỉ một ngày trước khi ngài qua đời.

Nhiều người cầm tràng hạt và cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng.

Một số người đã khóc.

Một người được nhìn thấy quấn trong lá cờ Argentina, quê hương của Đức Giáo hoàng.

Johann Xavier người Úc cho biết ông đã đến Rome để thương tiếc và bày tỏ lòng thành kính.

"Chúng tôi thực sự buồn về chuyện này. Chúng tôi đến từ Úc, chúng tôi hy vọng rằng có cơ hội được gặp ngài ấy nhưng rồi chúng tôi nghe tin tức này khi đến đây. Chuyện này thực sự khiến tất cả chúng tôi suy sụp," ông Xavier nói.

Khi tập trung cầu nguyện buổi sáng bên ngoài Nhà thờ Westminster ở London, linh mục Jonathan Beswick cho biết ông vô cùng đau buồn.

"Đó là một trong những điều mà bạn luôn biết mình đang ở đâu khi nghe tin tức. Và tôi nhận được tin nhắn từ vợ tôi nói rằng Đức Thánh Cha đã qua đời.”

“Và thực ra tôi đã gọi điện cho cô ấy chỉ vài phút trước đó để đến cầu nguyện. Nhưng cửa đã đóng. Rõ ràng là tin tức chưa được đưa ra cho đến lúc đó. Và vì vậy, tôi quay lại rồi đến đây để cầu nguyện buổi sáng,” Linh mục Beswick.

Tại Cape Town, Nam Phi, Nazir Reddy là một trong những người tập trung tại Nhà thờ Công giáo St Mary.

"Thật buồn một chút, đặc biệt là đối với tất cả những người Công giáo trên toàn thế giới, đây là một ngày buồn.”

“Nhiều người tốt đã đến và ra đi và chúng tôi hy vọng rằng Giáo hoàng kế nhiệm cũng tốt như những người tiền nhiệm và để lại một tấm gương tốt," Reddy nói.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã phát biểu thay mặt nhiều người trong bài phát biểu tri ân của mình.

"Giáo hoàng Phanxicô là sứ giả của hy vọng, sự khiêm nhường và lòng nhân đạo. Ngài là tiếng nói siêu việt cho hòa bình, phẩm giá con người và công lý xã hội.”

“Ngài để lại di sản đức tin, sự phục vụ và lòng trắc ẩn cho tất cả mọi người — đặc biệt là những người ở bên lề cuộc sống hoặc bị mắc kẹt bởi nỗi kinh hoàng của xung đột.”

“Giáo hoàng Phanxicô là người của đức tin cho tất cả các tín ngưỡng — làm việc với những người thuộc mọi tín ngưỡng và xuất thân để thắp sáng con đường tiến về phía trước," ông Guterres nói.
Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like  Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 

Share