READ MORE

SBS Việt ngữ
Các Hồng Y sẽ họp trong những giờ tới vào Thứ Ba giờ Vatican, để quyết định ngày tổ chức tang lễ và chôn cất.
Dựa trên các nghi thức là bốn đến sáu ngày sau khi Ngài qua đời vào hôm Thứ Hai Phục sinh, ngày tổ chức tang lễ có thể là thứ Sáu tuần này ngày 25 tháng 4 và Chủ Nhật ngày 27 tháng 4.
Sự kiện này có thể diễn ra tại Quảng trường Thánh Phê Rô hay Peter.
Giáo sư Nghiên cứu Phụng vụ Clare Johnson, tại Đại học Công giáo Úc, nói với SBS rằng sẽ có một số nghi lễ được thực hiện, như một phần của thời gian để tang chính thức, kéo dài chín ngày gọi là Novendiale, một truyền thống có từ thời La Mã cổ đại.
LISTEN TO

Tang lễ và việc bầu ra tân Giáo Hoàng
SBS Vietnamese
04:46
"Đó là những ngày chính thức để tang, trong đó các thánh lễ cầu bầu hoặc cầu nguyện chuyển cầu, được cầu nguyện mỗi ngày".
"Vì vậy đó là một tuần cửu nhật kéo dài chín ngày, trong đó Giáo hoàng được tưởng nhớ cụ thể vào mỗi ngày đó".
"Bản thân lễ tang sẽ được chi phối bởi màu đỏ, màu của tang lễ".
"Tất nhiên, thách thức khi cử hành những thánh lễ này trong mùa Phục sinh là đây là mùa của niềm vui".
"Vì vậy chúng ta có sự tương phản, giữa niềm vui và nỗi buồn”, Clare Johnson.
Một phát ngôn viên của Vatican cho biết, quan tài của Giáo hoàng có thể được chuyển đến Vương cung thánh đường Thánh Peter, sớm nhất là vào sáng thứ Tư để các tín đồ có thể đến viếng.
Chưa có ngày nào được đưa ra cho lễ tang, nhưng Vatican cho biết thông thường lễ tang sẽ diễn ra vào khoảng thời gian, từ Thứ Sáu đến Chủ Nhật.
Trong khi đó một nhóm Hồng y dự kiến sẽ họp vào thứ Ba giờ địa phương để thảo luận chi tiết về kế hoạch tang lễ.
Trong khi đó Sự kiện qua đời của Đức Giáo hoàng Francis, cũng thúc đẩy tiến trình lựa chọn người kế nhiệm của Ngài.
Việc lựa chọn người kế nhiệm được dự đoán sẽ khó đoán hơn, do Đức Giáo Hoàng Phăng Xi Cô bổ nhiệm hơn 20 Hồng y bên ngoài châu Âu.
Tất cả các hồng y dưới 80 tuổi đều có thể tham gia bỏ phiếu kín.
Họ cần đa số ít nhất hai phần ba cộng một, để bầu ra Giáo hoàng mới, vì vậy cuộc bỏ phiếu có thể diễn ra trong nhiều vòng kéo dài trong nhiều ngày.
Khi mật nghị kết thúc, Giáo hoàng mới được hỏi liệu ông có chấp nhận và muốn lấy tên gì.
Các quốc gia được đại diện trước đây chưa từng có Hồng y và hầu hết trong số họ đến từ các quốc gia đang phát triển như Rwanda, Cape Verde, Tonga, Myanmar, Mông Cổ và Nam Sudan, hoặc các quốc gia có rất ít người Công giáo như Thụy Điển.
Tại London, Hồng y Timothy Radcliffe cho biết rất khó để biết ai sẽ là người kế nhiệm.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta luôn mở lòng để ngạc nhiên, tất cả các vị Giáo hoàng gần đâ,y đều khá khác biệt với nhau".
"Và chúng ta thường nghĩ, liệu tân Giáo hoàng có thực sự tiếp tục di sản của Giáo hoàng trước không?".
"Nhưng chúng ta tin rằng Giám mục của Rome, người mà chúng ta cần bây giờ, sẽ được trao cho chúng ta và chúng ta có thể ngạc nhiên”, Timothy Radcliffe.
Được biết trong nhiều thế kỷ, hầu hết các Hồng y là người Ý, ngoại trừ một thời kỳ khi Giáo hoàng đặt trụ sở tại Avignon ở Pháp, từ năm 1309 đến năm 1377, khi nhiều Hồng Y là người Pháp.
Trong thời gian lãnh đạo, Đức Giáo hoàng Francis được coi là một nhà cải cách tiến bộ, người đã bổ nhiệm một số lượng kỷ lục những người không phải người châu Âu làm Hồng y, những người hiện sẽ tham gia bỏ phiếu.
Quá trình quốc tế hóa của Hồng y đoàn bắt đầu thực sự dưới thời Đức Giáo Hoàng Paul VI (1963-1978) và được thúc đẩy đáng kể bởi Giáo Hoàng John Paul II (1978-2005), vốn là một người Ba Lan là vị Giáo Hoàng đầu tiên, không phải người Ý sau 455 năm.
Châu Âu vẫn có tỷ lệ cử tri Hồng y lớn nhất, với khoảng 39 phần trăm, giảm so với 52 phần trăm vào năm 2013, khi Đức Giáo Hoàng Phăng Xi Cô trở thành Giáo hoàng đầu tiên của Mỹ Latinh.
Nhóm cử tri lớn thứ hai đến từ Châu Á và Châu Đại Dương, với khoảng 20 phần trăm.