Thủ tướng Scott Morrison đã xác nhận mục tiêu tháng 3 năm 2021 cho việc tiêm chủng chống lại coronavirus ở Úc.
"Chúng ta mong đợi vắc xin vào năm tới. Chúng ta đang đi đúng hướng. Chiến lược về cách thức triển khai tiếp tục được Bộ Y tế xác nhận."
Tiến sĩ Chris Moy , Phó Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Úc (AMA), đã mô tả nỗ lực phổ biến vắc xin COVID-19 trên toàn cầu đã được là "nỗ lực to lớn của con người".
Sau nhiều tháng nghiên cứu, thử nghiệm, trong số hơn 200 loại vắc xin trên toàn cầu đã một số loại thất bại và một số khác tiếp tục phát triển.
Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã chuẩn thuận sử dụng khẩn cấp vắc-xin, nhưng Úc vẫn khẳng định không cần phải gấp rút kế hoạch triển khai.
"Quý 1 năm sau. Chúng ta ở một vị trí rất khác so với Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Chúng ta không ở trong tình trạng phải chuẩn thuận khẩn cấp đối với những vắc xin này. Úc là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trên thế giới. Đó là bởi vì người Úc rất tin tưởng vào các tổ chức và cơ quan y tế của chúng tôi, những người đưa ra quyết định về loại vắc-xin nào được cung cấp cho người Úc."
Chính phủ đã đầu tư hơn 3,3 tỷ đô la cho BỐN thỏa thuận nhưng con số đó hiện đã giảm xuống còn BA, do thỏa thuận với Đại học Queensland bị hủy bỏ.
Các thỏa thuận hiện có là với Đại học Oxford-AstraZeneca, Pfizer-BioNTech và Novavax.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Úc, Tiến sĩ Moy nói rằng chiến lược tổng thể để bảo đảm tiếp cận nhiều loại vắc xin là rất quan trọng.
Với vắc-xin của Đại học Oxford và AstraZeneca, Úc thỏa thuận mua 53,8 triệu liều, cộng thêm 20 triệu nếu có nhu cầu. 3,8 triệu liều sẽ được chuyển đến Úc vào đầu năm 2021. 50 triệu liều sẽ được sản xuất tại Úc sau đó được phân phối theo từng đợt hàng tháng.
Hiện loại vắc-xin này chưa được bất cứ nơi nào chấp thuận, nhưng kết quả ban đầu cho thấy nó có hiệu quả 90%. Nó được gọi là vector virus và có thể sẽ cần HAI liều cho mỗi người. Nó sử dụng cách tiếp cận trực tiếp, mang vật chất di truyền của protein coronavirus đột biến vào cơ thể, kích hoạt hệ thống miễn dịch nếu nó gặp phải virus thực sự. Loại vắc-xin này không cần phải được bảo quản ở nhiệt độ quá thấp như một số loại khác.
Giáo sư Paul Griffin là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từ Đại học Queensland. Ông nói rằng công tác hậu cần cho việc triển khai vắc xin sẽ rất phức tạp.
"Chúng tôi sẽ cần sự giám sát y tế rất chặt chẽ và nhiều lời khuyên tốt. Các loại vắc-xin mà chúng ta sẽ bắt đầu với ít nhất yêu cầu hai liều, nếu mọi người không quay lại để tiêm liều thứ hai thì chúng ta có thể đang làm suy yếu đáng kể mức độ bảo vệ.”
Với vắc-xin Pfizer BioNtech, chính phủ Úc đã đặt hàng 10 triệu liều. Nó được đánh giá là hiệu quả 95% nhưng vẫn chưa thể sản xuất ở Úc. Nguyên nhân là do Úc không có năng lực hoặc công nghệ sản xuất tại chỗ.
Vắc xin này sẽ được sản xuất tại Hoa Kỳ, Bỉ và Đức, nhưng Úc có tùy chọn mua liều bổ sung, nếu được yêu cầu.
Việc phân phối vắc-xin cũng đầy thách thức. Nó phải được vận chuyển và bảo quản ở nhiệt độ -70 độ C, và có thời hạn sử dụng từ khi mở ra.
Tiến sĩ Moy cũng lặp lại những lo ngại về hậu cần, đồng thời nói thêm rằng cần phải rõ ràng hơn về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của chương trình tiêm chủng này.
"Nhìn chung, có những ưu và khuyết điểm đối với tất cả các loại vắc xin này và có một số điều vẫn chưa được xác định, chẳng hạn như thời gian tồn tại của chúng. Chúng sẽ bảo vệ ngắn hạn hay dài hạn? Đó có thể là một yếu tố khác về mức độ tốt của chúng."
Thỏa thuận của Úc với công ty Novavax của Mỹ đảm bảo 51 triệu liều. Và có thể thỏa thuận thêm 11 triệu liều nếu được yêu cầu. Nó là một loại vắc-xin loại protein, có thể cần HAI liều cho mỗi người. Liều dùng cho Úc sẽ được sản xuất tại một số địa điểm trên khắp Châu Âu.
Có các dữ liệu cho thấy phản ứng kháng thể từ các thử nghiệm tháng 8 ở Úc mạnh hơn các loại vắc xin khác được báo cáo vào thời điểm đó. Các nhà phát triển cho biết vắc xin này có thể dễ phân phối hơn và giá cả hợp lý hơn.
Nhưng Giáo sư Griffin cảnh báo:
"Không có loại vắc-xin nào trong số này là giải pháp dễ dàng và nhanh chóng. Chúng tôi vẫn sẽ cần một số chiến lược cơ bản để tiếp tục trong khi vắc-xin được tung ra và có thể phát huy tác dụng."
Tại Úc, vắc xin phải vượt qua các quy trình đánh giá và phê duyệt nghiêm ngặt của Cơ quan Quản lý Thực phẩm Chức năng Trị liệu (TGA) về tính an toàn, chất lượng và hiệu quả của nó.
"Tôi nghĩ là Cơ quan Quản lý Thực phẩm Chức năng Trị liệu và Giáo sư Skerritt là người nắm giữ sự tin tưởng của quốc gia. Chúng tôi sẽ thực hiện các quy trình thông thường để chứng nhận và cấp phép vắc xin. Và chúng tôi sẽ ngồi ở hàng ghế đầu khi nói đến trải nghiệm, đặc biệt là ở Anh, để bảo đảm chúng tôi học được bất kỳ bài học nào cần thiết từ lần đầu tiên triển khai vắc xin.” - Thủ tướng Morisson nói.
Trong khi đó, Lao động Liên bang cho biết chỉ có ba hợp đồng vắc xin tiềm năng là không đủ và thông lệ quốc tế tốt nhất là cần có năm hoặc sáu loại vắc-xin.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại