Vắc-xin COVID-19 vẫn còn rất xa vời đối với các nước nghèo

Allergic reactions to the Pfizer/BioNtech vaccine are said to be incredibly rare.

Allergic reactions to the Pfizer/BioNtech vaccine are said to be incredibly rare. Source: Photonews

Trong khi thuốc chủng ngừa COVID-19 đã bắt đầu được khai triển tại các quốc gia giàu có như Anh quốc và Hoa Kỳ, nhiều nước khác vẫn không chắc liệu họ có thể sớm có được vắc-xin cho người dân hay không. Nhiều người lo ngại rằng chỉ có một số ít các quốc gia giàu có sẽ chiếm lĩnh toàn bộ nguồn cung vắc-xin của toàn thế giới.


Những tuần gần đây chứng kiến các bước tiến triển lớn trong ngành khoa học vaccine, với liên tục các tin tức về những người đầu tiên được chích ngừa phòng COVID-19.

Thế nhưng không phải ai cũng hào hứng.

Chuyên gia về HIV người Zimbabwe Lois Chingandu đang tỏ ra lo lắng.
Chúng tôi thấy mình ở cuối hàng chờ. Bởi vì ở đất nước này, tôi không biết lúc nào tôi mới có thể được chích ngừa vaccine phòng COVID. Nếu như tôi bị nhiễm bệnh hôm nay, tôi có thể chết vì COVID.
Cô Chingandu là giám đốc của tổ chức SAfAIDS, dịch vụ cung cấp thông tin về HIV - AIDS tại khu vực nam Phi, trụ sở tại Harare.

Làm việc trong lĩnh vực ngăn ngừa phòng chống HIV, cô chứng kiến điểm tương đồng trong thời điểm hiện tại, khi mà loại thuốc cứu mạng có sẵn - nhưng lại quá đắt đối với hầu hết những người cần.

“Cuối cùng khi những người giàu có quyết định đã đến lúc cứu người nghèo, đó là lúc mà chúng tôi sẽ có vaccine.”

Cô tham gia vào một phong trào mới có tên gọi “Vaccine cho mọi người”, phong trào cho rằng các quốc gia giàu có đang tích trữ vaccines vốn đã ít ỏi.

Theo chương trình vận động này, bằng cách trả tiền trước, trước khi vaccines được cung cấp, một nhóm nhỏ các quốc gia đã trữ được số liều vaccines nhiều hơn nhu cầu của họ.

Và điều đó khiến tạo ra áp lực đối với các quốc gia khác, những quốc gia không đủ tiềm lực tài chính để cạnh tranh.

Thế nhưng có một sáng kiến sâu rộng có thể giúp đỡ, đó là tìm cách bảo đảm các loại vaccine hiện đang được khai triển có thể được phân phối đồng đều trên khắp thế giới.

COVAX là một kế hoạch do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một số tổ chúc y tế công cộng khác hỗ trợ, giúp quyên góp vaccines đến những nơi cần.

Cho tới nay, đã có 189 nước tham gia, và 92 nước trong số đó sẽ được tiếp nhận vaccines do các nhà viện trợ chi trả. Các quốc gia còn lại sẽ tự trả tiền cho vaccines của họ. 

Tuy nhiên vào năm 2021, COVAX sẽ chỉ có thể cung cấp 20 phần trăm tổng nhu cầu của các quốc gia thu nhập thấp.

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Dr Faisal Sultan nói rằng đó là một điểm khởi đầu - nhưng hoàn toàn không thể đủ.

“Mọi người đều sẽ hướng đến một ‘chiếc bánh’ hữu hạn, và mọi người đều muốn một phần của nó, và như vậy chắc chắn sẽ có một số chen lấn và xô đẩy.”

Dr Sultan là một cố vấn viên đặc biệt cho Thủ tướng Pakistan về lĩnh vực y tế, và nhiệm vụ của ông là bảo đảm có đủ vaccines có 200 triệu dân của nước này.

Ông đã có các cuộc trao đổi với tất cả các ứng viên vaccine lớn hiện tại, thế nhưng chưa có được một thỏa thuận nào.

Công ty Trung Quốc, CanSinoBIO đang tiến hành thử nghiệm vaccines tại Pakistan, mà theo Dr Sultan đang có tiến triển tốt.

Tuy nhiên các nhà quan sát cho rằng TQ đang sử dụng vaccines của mình như là một công cụ ngoại giao.
Ngoại giao vaccine chắc chắn là đang diễn ra và đã bắt đầu từ nhiều tháng nay, tôi nghĩ. Thế nhưng ngay lúc này điều chúng tôi cố gắng làm đó là vượt qua bất cứ xung đột địa chính trị nào.
Mexico hồi thứ Sáu thông báo rằng họ đã phê duyệt vaccine Pfizer-BioNTech để tiến hành chích ngừa trong năm nay.

Thế nhưng ở Pakistan và Zimbabwe - và nhiều nơi khác trên thế giới - viễn cảnh có được vaccine để trở lại cuộc sống bình thường dường như vẫn còn quá xa vời.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share