Ủy ban Nhân quyền Úc Châu kêu gọi khẩn cấp trả tự do cho những người bị giam giữ

Razor wire surrounds the Christmas Island detention centre

Razor wire surrounds the Christmas Island detention centre Source: AAP

Ủy ban Nhân quyền Úc kêu gọi chính phủ liên bang hãy hành động khẩn cấp, để giảm bớt số người bị giam giữ trong các trung tâm giam giữ di trú và đóng cửa vĩnh viễn cơ sở trên đảo Christmas. Phúc trình được công bố hôm qua có tên là ‘Quản lý các rủi ro trong các trại giam di trú’, Ủy ban cho biết Bộ Di Trú nên phóng thích mọi người đủ điều kiện ra sống ở cộng đồng càng sớm càng tốt.


Ủy ban Nhân Quyền Úc đã đưa ra 20 khuyến nghị cho chính phủ liên bang, kêu gọi cắt giảm đáng kể số người bị giam giữ di trú và đóng cửa các cơ sở giam giữ trên đảo Christmas.

Phúc trình được thực hiện trong 18 tháng, đánh giá các biện pháp mà Bộ Nội Vụ đã thực hiện để giảm thiểu rủi ro COVID-19, trong việc giam giữ người nhập cư.

Nhận thấy rằng trong khi các quốc gia khác như Mỹ, Anh và Canada đã đối phó với đại dịch, bằng cách giảm số người bị giam giữ, con số của Úc lại tăng hơn 11% trong năm ngoái.

Ủy viên Nhân quyền Edward Santow nói rằng, bộ phải khẩn cấp thả mọi người vào sinh sống trong cộng đồng.

“Một trong những đề nghị then chốt của chúng tôi là giảm bớt con số người bị giam giữ trong các trung tâm di trú, bởi vì việc đó cho phép họ được tuân thủ việc giãn cách xã hội”, Edward Santow.

Ông nói rằng gần 250 người bị giam giữ, đã được xác định là có nguy cơ cao do COVID-19 và nhóm này cần được ưu tiên thả ra.

Đáp lại, bộ lưu ý khuyến nghị nói rằng, họ chủ động tiếp tục xem xét sự cần thiết đối với việc tiếp tục giam giữ một cá nhân và giam giữ là biện pháp cuối cùng.

Trong khi đó, bà Jana Favero thuộc Trung tâm Tài nguyên Người xin tị nạn cho biết, theo kinh nghiệm của bà, giam giữ người nhập cư thường là biện pháp đầu tiên.

“Những người vi phạm giao thông bị án tù, rồi những người bị án về giám hộ cũng bị giam giữ, những ai có visa bị hủy bỏ cũng bị tù, còn những người tỵ nạn thuyên chuyển từ Papua Tân Ghinê và Manus vì lý do y tế cũng bị giam giữ".

"Tất cả không bị chính phủ sử dụng chuyện giam giữ như là một phương cách sau cùng, mà là một chuyện rất thông thường trong chính sách nhằm răn đe và trừng phạt”, Jana Favero.

Ủy viên Nhân quyền Edward Santow cũng đã khuyến nghị, khẩn cấp ngưng các cơ sở giam giữ người nhập cư trên đảo Christmas, ông nói rằng việc mở cửa trở lại cơ sở North West Point không phải là giải pháp thích hợp cho tình trạng quá tải.

Ông cho biết trong nhiều năm qua, Ủy hội đã kêu gọi đóng cửa các cơ sở giam giữ trên đảo, nhưng đại dịch đang diễn ra hiện nay đã tạo ra nguy cơ thảm khốc về sức khỏe, cho những người bị giam giữ dễ bị tổn thương.

“Nó cách nước Úc hơn 2500 kí lô mét, từ thủ phủ gần nhất là Perth, điều đó có nghĩa là một quảng đường rất xa để tiếp cận các cơ sở y tế”, Edward Santow.

Trong khi đó, Bộ cho biết do các hạn chế về chuyến bay quốc tế và việc đóng cửa biên giới, nên Lực lượng Bảo vệ Biên giới không thể xóa bỏ cái mà họ gọi là ‘những người không phải là công dân hợp pháp từ Úc’, với các cơ sở trên đảo Christmas cung cấp khả năng cứu trợ trên toàn mạng lưới.

Bộ cho biết đã ký hợp đồng các dịch vụ, để duy trì sức khỏe và phúc lợi của những người bị giam giữ trên đảo.

Tuy nhiên, nhà tranh đấu là bà Favero nói nếu trường hợp đó xảy ra, thì Tharnica là một tù nhân mới 4 tuổi ở đảo Christmas, sẽ không được đưa đến Perth để được điều trị y tế khẩn cấp.

“Chúng tôi đã chứng kiến các cơ sở y tế không thích hợp cho bé Tharnica mới đây, thế nhưng cũng cho các người tỵ nạn khác bị ảnh hưởng về tâm thần và thể xác khi bị giam giữ".

'Vấn đề là chính phủ thích giam giữ người ta, bởi vì họ đi khuất mắt và khỏi bận tâm suy nghĩ”, Jana Favero.
"Vì vậy điều rất quan trọng là chúng ta có một đường lối, theo đó tối đa hoá nhân quyền cho những người bị giam giữ”, Edward Santow.
Phúc trình của Ủy ban Nhân quyền cho thấy, thời gian trung bình dành cho những người nhập cư bị giam giữ ở Úc, đã tiếp tục tăng lên.

Các dữ liệu của Bộ Nội Vụ cho thấy, vào tháng 3 năm 2021, thời gian lưu trú trung bình là 641 ngày, vốn là mức cao nhất từng được ghi nhận.

Ủy viên Edward Santow cũng nêu quan ngại về việc sử dụng các đơn vị lưu trú chăm sóc cao để cách ly COVID, và cái gọi là quy trình 'cách ly hoạt động' trong đó những người bị giam giữ, bị nhốt trong hai tuần sau một cuộc hẹn bên ngoài.

“Có những trường hợp chúng tôi hết sức quan tâm, khi một số người trong trung tâm giam giữ di trú được biết rằng, nếu họ được đi ra ngoài để khám bệnh theo lịch hẹn, thì khi trở về họ phải bị cách ly 14 ngày".

"Trừ khi có việc phán đoán rõ ràng về y tế công cộng cho việc cách ly, thì chuyện nầy không nên áp dụng”, Edward Santow.

Để đáp lại, chính phủ đã lưu ý lời kêu gọi sửa đổi các chính sách và thủ tục kiểm dịch hoạt động, thế nhưng không đồng ý với lời kêu gọi ngừng sử dụng các cơ sở lưu trú chăm sóc cao, cho những người bị giam giữ đã xuất viện có tình trạng sức khỏe thể chất hoặc tâm thần nghiêm trọng.

Bộ tuyên bố, trong khi ‘các đơn vị chăm sóc cao đôi khi cũng được sử dụng để kiểm dịch y tế, nó chỉ nhằm mục đích duy nhất là quản lý nguy cơ COVID-19 đối với sức khỏe và sự an toàn của những người bị giam giữ’.

Và "Trong khi bị cách ly y tế, những người bị giam giữ được tiếp cận với các vật dụng cá nhân thiết yếu’, với sức khỏe thể chất và tinh thần của họ thường xuyên được theo dõi.

Ủy viên Edward Santow cho biết, mặc dù nhiệm vụ của ông là đưa ra các khuyến nghị về nhân quyền với chính phủ liên bang, nhưng quyết định cuối cùng về việc đưa ra các khuyến nghị đó thuộc về Bộ Nội vụ.

“Chúng tôi rất hy vọng rằng việc nầy dẫn đến sự thay đổi thực sự, đó là chuyện rõ ràng là khẩn cấp tại đây".

"Việc giam giữ di trú có thể là một kinh nghiệm hết sức khó khăn, chúng tôi hiểu rõ về nguy cơ của COVID-19 rất cao trong các trung tâm giam giữ di trú".

"Vì vậy điều rất quan trọng là chúng ta có một đường lối, theo đó tối đa hoá nhân quyền cho những người bị giam giữ”, Edward Santow.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share