Có lẽ, nếu không có nhãn quan âm nhạc tinh tường của nhạc sĩ Anh Bằng chạm vào bài thơ Khúc thụy du này hẳn đã mãi yên ngủ trong ngăn kéo lãng quên theo số phận của đặc san Văn xuất bản ngay sau những ngày đau thương của năm sáu mươi tám đó mất rồi.
Và cũng vì thế cuộc hôn nhân đầu của nhà thơ Du tử Lê với cô gái Huỳnh thị Châu cũng sẽ không được công chúng yêu thi ca biết đến nếu không có chuyện nhạc sĩ Anh Bằng đi tìm mua thơ của Du tử Lê để đọc và chọn đúng bài thơ Khúc thụy Du rồi bằng cái nhìn mẫn cảm của tâm hồn, ông lựa ra khổ thơ mà ông tâm đắc nhất mang phổ nhạc và làm cho bài thơ Khúc thụy du vụt đứng dậy “lấp lánh” và “kiêu sa” lên trong lòng công chúng Việt …
Nhà thơ thì cứ khăng khăng bài thơ này không phải là bài thơ tình hoặc nếu có thì tình yêu trong bài thơ mà ông nói đến chỉ là sự điểm xuyết và chỉ chiếm có một phần mười của bài thơ còn nhạc sĩ thì mỉm cười “Bí hiểm” khi được hỏi về nguyên cớ của việc ông chọn khổ thơ này (trong suốt cả bài thơ dài của nhà thơ Du tử Lê viết về Thân phận và suy gẫm về tình yêu, về lẽ sống chết của tuổi trẻ trong thời ly loạn) để phổ nhạc.
Anh Bằng đã dùng âm nhạc để dời trục của thi ca khiến cho bản nhạc chỉ còn thuần nhất một dư vị của tình yêu và không còn mùi thuốc súng của chiến tranh nữa và như thế người nghe không còn thấy một ý niệm nào của chiến tranh cả hoặc nếu có thì chiến tranh như một bức nền mờ đã bị bụi thời gian che phủ để cho tình yêu chợt bừng sáng trên nền mờ của quá khứ và sự ám ảnh có chăng chỉ là tình yêu khắc khoải của đôi lứa ở giữa mơ và thực của đời sống.
Vì lẽ đó,hai mươi năm sau khi bài thơ được phổ nhạc, bản nhạc luôn được ở một vị trí trang trọng của những bản tình ca Việt được sáng tác ở hải ngoại và được mọi giới,mọi lứa tuổi của Việt nam yêu thích khi nhắc đến đến đọ trong nhiều phỏng vấn sau này về bài thơ và nhạc phẩm Khúc thụy du nhà thơ Du tử Lê cũng đã nhìn nhận lại vấn đề này dưới cái nhìn “vị tha” và đồng cảm hơn với Anh Bằng. Ông nói: “Suy cho cùng thì nhạc sĩ Anh Bằng cũng không phải là không có lý khi chỉ chọn khổ thơ trên để phổ cho bản nhạc Khúc thụy du này”…
Thơ của Du tử Lê thường thích đặt những tựa đề có tên là Khúc,chẳng hạn:
+ Khúc cầu hoàng
+ Khúc tháng chín
+ Khúc tháng hai, chín sáu
+ Khúc tháng sáu và, đ.v.thám, n.đ.khánh
+ Khúc Hạnh Tuyền, núi sông
+ 67, Khúc thêm cho Huyền Châu
+ K. Khúc riêng chàng
+ Khúc tháng chín
+ Khúc tháng hai, chín sáu
+ Khúc tháng sáu và, đ.v.thám, n.đ.khánh
+ Khúc Hạnh Tuyền, núi sông
+ 67, Khúc thêm cho Huyền Châu
+ K. Khúc riêng chàng
Các nghệ sĩ tiễn đưa nhạc sĩ Anh Bằng (1926-2015) Source: Người Việt
Trong thơ, với danh từ riêng, “Du Tử Lê “khi viết hoa, khi viết thường, khi viết đủ đầy hoặc giản lược, khi viết tắt, tùy hứng. Nhưng tại sao lại là Thụy Du ?
Nhiều bài báo khi đề cập đến Khúc Thụy Du của Du Tử Lê, thường viết : “Khi còn sống, nhà thơ chia sẻ bài thơ là kỷ niệm tình yêu giữa ông và một sinh viên ngành Dược. Ông đã lấy tên đệm của cô gái – Thụy, cộng với chữ đầu trong bút danh của mình – Du – làm nhan đề” rồi nhiều bài báo khác cũng ghi tương tự. Kỳ thực, có những kỷ niệm vui buồn của quá khứ mà tác giả ít muốn thổ lộ cùng công chúng, đây cũng là một tính cách rất “riêng ” của Du tử Lê.
Nữ nhân vật trong Khúc Thụy Du là bà Huỳnh Thị Châu, do có quốc tịch Pháp nên họ tên nửa Pháp nửa Việt Brigitte Lauré Huỳnh ( một số phụ nữ Việt có chữ lót là “Thị” mà không có chữ đệm thường đổi sang chữ “Thụy “có lẽ để dễ nghe và cảm thấy “sang trọng” hơn).
Năm 1968, cô Châu lúc đó hãy còn là nữ sinh trung học, sau đó trở thành vợ đầu của Du Tử Lê và có với nhau 2 con. Năm 1975, Du Tử Lê sang Mỹ trước. Năm 1980, Du Tử Lê và Huỳnh Thị Châu li dị. Nói về mối tình cùng cuộc hôn nhân này, nhà thơ Du Tử Lê đã thổ lộ “như một cộng nghiệp, hay chung một tai họa, một tuyệt lộ”.
Bài thơ được Du tử Lê viết vào năm ông hai mươi sáu tuổi (1968) và đang là phóng viên chiến trường và mãi đến năm 95 nghĩa là mãi gần ba mươi năm sau bài thơ mới đến tay nhạc sĩ Anh Bằng (khi ấy đã vào tuổi bảy mươi) thì dĩ nhiên góc nhìn về thân phận và tình yêu (qua hoàn cảnh xã hội) và (theo tuổi tác) có sự khác biệt về cách nhìn nhận là điều không khó hiểu chưa nói đến tính cách và hoàn cảnh sống có khác nhau giữa hai nhân vật quá nổi tiếng này.
Sau khi bản nhạc ra đời, trở nên nổi tiếng và khá phổ biến, cụm từ Khúc Thụy Du đã được dùng để đặt tên cho nhiều băng đĩa nhạc,chủ đề album, tên quán cà phê, thậm chí có cây bút còn ký bút danh Khúc Thụy Du …còn trong tuyển tập thơ ấn hành cuối đời mình,tác giả cũng lấy tựa đề Khúc Thụy Du (NXB Hội Nhà Văn ở VN xuất bản 2018), sách được đặt trang trọng trong chiếc túi vải bên ngoài in thủ bút Du Tử Lê điểm xuyết những câu thơ được trích đoạn:
Như con chim bói cá
Trên cọc nhọn trăm năm
Tôi tìm đời đánh mất
Trong vụng nước cuộc đời
Hình ảnh con chim bói cá đậu trên chiếc cọc nhọn ( cả hai đều cô độc như nhau) đã đi vào cõi trăm năm mà nói như Trịnh công Sơn là họ đã “về chốn xa xăm núi đồi”.
Và đời sống này nếu có sự tái sinh thì khi gặp lại nhau chẳng biết họ có nhận ra nhau hay chỉ là “Nghe tiền thân về chào tiếng lạ…” trong cõi trần gian hữu hạn vốn phù du và đầy mộng ảo này???