Văn nghệ cuối tuần: Khúc tình buồn và Thà như giọt mưa

Mưa trên kính

Fırtına sırasında pencerelerden uzak durun. Source: TeaHub

Bài thơ Khúc Tình Buồn của thi sĩ Phạm Thiên Thư được nhạc sĩ Phạm Duy mang phổ nhạc và đặt lại tên là Thà Như Giọt Mưa được phát liên tục suốt hai tuần lễ liền trên sóng phát thanh của VNCH và làm mưa làm gió ở các phòng trà thời đó mãi cho đến cuối tháng Tư năm 75.


Nhạc sĩ Phạm Duy thổ lộ là một phần ông đang bế tắc đề tài sáng tác âm nhạc trong bối cảnh xã hội miền Nam giai đoạn này. Mặt khác do ban nhạc Dreammers của các con ông cũng đang cần những bản nhạc mới để trình diễn mà có thể nói lên được tâm tư tình cảm của đa phần giới trẻ thời đó, thế nên khi nhận được bài thơ Khúc Tình Buồn của thi sĩ học trò Nguyễn Tất Nhiên gửi tặng, nhạc sĩ Phạm Duy đã không ngần ngại mà chuyển ngay những câu thơ học trò này vào nhạc.

Cao thủ hơn nhạc sĩ còn lấy ý từ những bài thơ khác (cũng của thi sĩ học trò này) để dựng nên hình ảnh mơ màng của cô Duyên  và mối tình tuyệt vọng của chàng trai Biên Hòa mê có gái Bắc theo đạo công giáo này tiếp tục qua những sáng tác tiếp theo của ông trở thành hình tượng rất hot cho giới trẻ.

Sự kết hợp độc đáo này đã biến một cậu học trò Tỉnh lẻ,một thí sĩ vô danh trở thành một hình ảnh thi sĩ độc đáo,hốt nhiên nổi danh và nhân vật Duyên trong Thơ tiếp tục đi vào Nhạc để nổi đình nổi đám như một hiện tượng của giới trẻ thời bấy giờ.

Cái độc đáo của Nguyễn Tất Nhiên là cách viết hồn nhiên, trong sáng và bộc trực, kể lể mối tình đơn phương của mình đúng với “cảnh ngộ” của giới trẻ thời đó và nhạc sĩ Phạm Duy đã chọn đúng điểm rơi để làm một bàn thắng double khi mang thơ phổ nhạc và với giọng ca trẻ tuổi của Duy Quang cũng như của ban nhạc Dreammers thời đó đã nói hộ tấm lòng, đánh trúng tim đen giới trẻ và bản nhạc Thà Như Giọt Mưa qua tiếng hát của Duy Quang được lên hàng vedette trong làng nhạc Trẻ thời đó cũng như mãi mãi bất tử trong trái tim của giới học sinh yêu thơ nhạc. 

Trong số thính giả đang nghe chương trình hôm nay, liệu có ai nằm trong số những người trẻ thời ấy đã một thời thổn thức với bản nhạc trứ danh này?

Share