Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sinh ra trong một gia đình trung lưu ở vùng Đập đá,Bình Định. Có anh trai đầu là Phạm văn Kỳ sống ở Pháp là tác giả của tác phẩm Perdre la demeure Mất nhà) được giải thưởng văn học Pháp và anh trai Phạm Hổ đi tập kết ngoài Bắc, người đã viết bài thơ Những ngày xưa thân ái đăng trên báo chí miền Bắc, còn ở miền Nam nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ lại sáng tác bản nhạc cùng tên với bài thơ và cả thơ lẫn nhạc đều nhắc đến kỷ niệm với một người bạn học thuở còn chăn trâu,cắt cỏ,đá dế...với những góc nhìn khác nhau về kỷ niệm và tình bạn trân quý của ký ức giữa hai anh em với người bạn này.
Cố nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là tín đồ Phật giáo thuần thành,đã bị bắt giam trong phong trào Tranh đấu Phật giáo vào năm 63 và ông cũng là tác giả của nhạc phẩm Bông Hồng Cài Áo bất hủ dựa trên ý thơ của Thiền sư Nhất Hạnh.
Ra tù ông tiếp tục sáng tác các bài hát của một thời cho tranh đấu sinh viên như “Hoa vẫn nở trên đường quê hương”, “Người về thành phố”, Những người không cнếт”,”Hỡi hồn mẹ Việt Nam”,”Bóng mát”, “Đưa em vê quê hương”,”Chiếc lá rơi”,”Đan áo mùa Xuân”... được phổ biến rộng rãi trong giới học sinh và sinh viên thời bấy giờ. Từ năm 1970 đến năm 1975, ông là trưởng phòng Văи-Mỹ-Nghệ của Viện Đại học Vạn Hạnh.
Thời gian này tại Viện Đại học Vạn Hạnh, có nữ sinh viên tên là Nguyễn Thị Diệu Lý hát bài “Bông нồng cài áo” trong lần đầu tiên được chọn vào đội văи nghệ Vạn Hạnh. Cô nữ sinh chọn bài hát này cũng tình cờ vì cô thích bài hát cũng như đáp ứng được tính côɴԍ chúng thời đó. Đến khi Diệu Lý trở thành giọng ca cнíɴн của Vạn Hạnh thì cô mới biết tác giả của “Bông нồng cài áo” là người thầy lâu nay chỉ huy dàn hợp xướng Vạn Hạnh. Và điều trùng hợp là cả hai người đều là đồng hương Bình Định. Dù Phạm Thế Mỹ lớn hơn Diệu Lý tới 20 tuổi nhưng do cả hai có chung quan điểm sống rất hợp nhau và nảy sinh tình cảm nên đã kết hôn năm 1975. Diệu Lý là người trình bày (kẻ nhạc) trong hầu hết các tập nhạc của Phạm Thế Mỹ. Có hai người phụ nữ ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sáng tác của Phạm Thế Mỹ cнíɴн là mẹ ông và vợ ông, ca sĩ Diệu Lý.
Bài hát Trăng Tàn Trên Hè Phố có nhiều hình ảnh và chi tiết đẹp diễn tả thiên nhiên, quê hương và làm lay động tâm hồn người nghe. Nhạc sĩ hẳn là người có tâm нồn đầy ắp tình người, tình cảm với quê hương, đất nước nhiều lắm thì mới viết ra được những câu từ hay và xúc động như vậy. Tạp chí Phổ thông số in ngày 20 tháng 2 năm 1975, trong phần giới thiệu Phạm Thế Mỹ có viết: “Phạm Thế Mỹ mở rộng thêm đường đi của anh trong năm 1974, bằng Trái Tim Việt Nam, trái tim bốc lửa khát vọng hòa bình cho dân tộc.
Nhạc Phạm Thế Mỹ phản ảnh tiếng thì thầm, lời kêu gọi chân tình những người Việt hãy tỉnh dậy sau cơn mê dài chiến tranh ,đau thương và mất mát. Ông dùng âm nhạc của mình và cất cao tiếng hát, ca tụng tình người và tình quê hương Việt Nam muôn đời bất diệt”.
Ông là một nhạc sĩ với đầy ắp tính dân tộc và tính nhân văn “bàng bạc” trong các nhạc phẩm của ông để lại cho hậu thế. Một điều đáng ngạc nhiên là cho mãi đến tận hôm nay, bài hát Trăng tàn trên hè phố vẫn còn nằm trong danh mục cấm của cơ quan quản lý văn hóa. Nhạc sĩ thì đã ra đi và có lẽ âm nhạc của ông cũng đã tìm được một nơi chốn để “dấu thân” đó là trong trái tim của những người yêu nhạc. Chừng đó thôi cũng để cho nhạc sĩ mỉm cười và thanh thản đi và cõi vĩnh hằng, êm đềm nằm xuống bên “Bóng mát” và “Đưa em về quê hương”, cái quê hương mà ông đã bỏ cả cuộc đời để viết về nó và bất cần với những được mất hơn thua của kiếp người…