Khi cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2024 đang đến gần, lượng lớn thông tin sai lệch và phản thông tin đang lan truyền trực tuyến.
Nhưng thông tin sai lệch và phản thông tin là gì và người dùng có thể phát hiện ra chúng như thế nào?
"Thông tin sai lệch được định nghĩa là: những lời khẳng định sai sự thật hoặc nội dung sai lệch do một ai đó hoặc một tổ chức nào đó, lan truyền mà họ không biết rằng đó là thông tin sai lệch", Phó giáo sư Timothy Graham, chuyên gia truyền thông kỹ thuật số, cho biết.
"Phản thông tin có thể là cùng một nội dung, có thể là cùng một loại tường thuật hoặc khẳng định đang được đưa ra, nhưng cá nhân hoặc tổ chức lan truyền thông tin đó biết rằng thông tin đó là sai và cố tình lan truyền để cố gắng gây hiểu lầm hoặc đạt được lợi ích nào đó."
Nhưng việc xác định thông tin sai lệch trực tuyến rất khó, đặc biệt là khi các sự kiện bị tách khỏi ngữ cảnh.
"Việc tách khỏi ngữ cảnh... có nghĩa là thông tin đó được phát hiện ở đủ mọi nơi khác và có thể được lan truyền là thông tin sai lệch hoặc có thể bị hiểu sai", ông cho biết.
Việc chống lại thông tin sai lệch trực tuyến không phải là một giải pháp dễ dàng, nhưng Phó giáo sư Graham cho biết có những việc chúng ta có thể làm hàng ngày.
"Tự hỏi bản thân: đây có phải là điều tôi muốn chia sẻ không? Hay có lẽ có ai đó có thể có ý định không mấy tốt đẹp đằng sau thông tin đó.
"Và: nguồn gốc của thông tin đó đến từ đâu?", ông Graham nói.
"Nó bắt đầu bằng sự đoàn kết và cùng nhau hành động. Bạn không thể thực sự làm được gì, trừ khi bạn tập hợp được nhiều người cùng hành động và vì vậy, bạn biết đấy, việc ủng hộ những thay đổi về văn hóa, cố gắng thay đổi văn hóa là điều thực sự quan trọng."
SBS Examines sẽ tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa của các thuật ngữ 'thông tin sai lệch' và 'phản thông tin', đồng thời trình bày cách chúng ta có thể giúp ngăn chặn sự lan truyền thông tin sai lệch trực tuyến.
hay