Á Châu ngày nay: Thương trường và chiến trường Châu Á trong thời đại Trump 2.0

President Donald Trump (L) with Singapore's Prime Minister Lee Hsien Loong (not pictured) on June 11, 2018 in Singapore, Singapore.

President Donald Trump (L) with Singapore's Prime Minister Lee Hsien Loong (not pictured) on June 11, 2018 in Singapore, Singapore. Source: Getty

Ba vấn đề sẽ được bàn luận trong kỳ này. Thứ nhất, liệu sẽ có cuộc chiến thương mại và thuế quan tariif với Trung Quốc trong nhiệm kỳ 2 này của TT Trump, và những ảnh hưởng tới kinh tế của Úc và khu vực Châu Á? Thứ 2, với chủ trương "Nước Mỹ Trên Hết", thì phản ứng của chính phủ Mỹ dưới thời Trump đối với cuộc chiến Nga-Ukraine, Middle East, và vấn đề Đài Loan sẽ như thế nào? Và dự án kênh đào Phù Nam của Campuchia bị "đắp mền"? Khách mời Ls Nguyễn Văn Thân.


Năm 2024, Châu Á là một chiến trường nóng với những cuộc giao tranh ở Gaza và cuộc chiến dằng dai giữa Nga với Ukraine.

Trong bình diện thương mại, Châu Á tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái về kinh tế của Trung Quốc.


Các vấn đề sẽ tiếp tục trong năm 2025 trong một bối cảnh hoàn toàn mới đó là TT Trump nhậm chức nhiệm kỳ 2.

Ngày 6/1/2025, Quốc hội Hoa Kỳ sẽ công bố kết quả cuộc kiểm phiếu của Đại cử tri đoàn và chính thức tuyên bố Donald Trump là người trúng cử Tổng thống thứ 50 của Hoa Kỳ.

Trước đó, các nhà quan sát bình luận rằng Thế giới đang "treo lơ lửng" kể từ khi ông Trump thắng cử trong cuộc bầu cử vào tháng 11, chờ đợi lễ nhậm chức ngày 20/1.

Những lo ngại từ lời đe dọa của TT Trump sẽ tăng thuế quan đánh vào hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc sẽ dẫn đến một cuộc chiến thương mại lần 2 trong nhiệm kỳ 2 của Trump, và ảnh hưởng của biến động này?

Cũng như các bước đi của Trump đối với các cuộc chiến đang diễn ra ở Châu Á nhằm giảm sự chi tiêu của Mỹ, và chính sách của Mỹ trong thời đại Trump đối với vấn đề Đài Loan sẽ như thế nào?

Ngày 16 tháng 12 năm 2024, tàu tác chiến ven bờ USS Savannah của Hải quân Hoa Kỳ đã cập cảng Sihanoukville, Campuchia, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một tàu chiến Mỹ đến quốc gia này sau 8 năm.

Một số bình luận cho rằng, Campuchia đã "chọn" Mỹ sau khi bị Trung Quốc bỏ rơi dự án kênh đào Phù Nam, và rằng thỏa thuận cơ chế chiến lược 3+3 Ngoại Giao - Quốc Phòng-An Ninh giữa Việt Nam và Trung Quốc là có liên quan?

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay

Share