Chiếc thuyền làm bằng rác được trang trí đẹp để nâng cao nhận thức về ô nhiễm biển

Project Interrupt's boat Heart, made from waste marine plastic (SBS).jpg

Project Interrupt's boat Heart, made from waste marine plastic Source: SBS

Một chiếc thuyền làm từ nhựa thu nhặt trên biển, đang trên đường vượt qua eo biển Bass nổi tiếng nguy hiểm. Cuộc hành trình của chiếc thuyền nhằm nâng cao nhận thức về rác thải biển.


"Có một chiếc thuyền ở phía trước, bạn có thể nhìn thấy nó".

"Ông ta có lẽ là một người ông, có thể là với con trai ông ấy và có một con sóng lớn trước họ".

"Vì vậy tôi nghĩ rằng, có lẽ rất nhiều người đàn ông đã đến chào hỏi và tôi nghĩ ông ấy đang quay lại, để có thể dừng lại và trò chuyện nhẹ nhàng một chút, đó là tất cả những gì về nó”, Samuel McLennan.
Được biết gần 9 tháng trước, Samuel McLennan đã bắt đầu một nhiệm vụ độc đáo.

Bắt đầu từ Tasmania, ông ấy đang đi đến Sydney trên một chiếc thuyền hoàn toàn làm bằng rác thải thu nhặt được trên biển.

"Vậy là trúng số rồi, tìm được một ít dây thừng còn tốt ở đây và có một chút thảm trải sàn có thể rất đẹp, rồi một chút ống nước nữa, tôi nghĩ là trúng số rồi".

"Tôi tự hỏi, liệu mình có nên bắt đầu làm một chiếc bè khác hay không, thực ra tôi đang bắt đầu tích trữ một ít đồ ở đây”, Samuel McLennan.

Trong sứ mệnh nâng cao nhận thức về rác thải biển, Sam đã đóng một chiếc thuyền làm từ nhựa nhặt được trên biển và những vật dụng anh tìm thấy, trôi dạt vào các bãi biển quanh Bán đảo Tasman.

"Tôi thấy khá thú vị khi ra ngoài đó tìm kiếm rác và xem những gì xuất hiện".

"Ở một số nơi, chúng tôi tìm thấy rác ở những nơi mà chúng tôi không ngờ lại tìm được”, Samuel McLennan.

Kể từ khi rời Hobart vào tháng 4, điều kiện sống của Sam đã thay đổi từ lý tưởng ban đầu.

"Thật tuyệt khi chỉ có thể đi chậm rãi và ngắm nhìn cảnh đẹp tráng lệ này".

"Tôi đã từng đi qua nơi này khá nhanh, nhưng tôi thấy rằng khi tôi chậm lại, mọi thứ trở nên tốt hơn rất nhiều và nó đẹp hơn nhiều”, Samuel McLennan.

Rồi đến lúc mọi thứ trở nên dữ dội hơn.

Được biết sứ mạng này có tên là 'Dự án Interrupt' và đã chứng kiến con thuyền dừng lại ở các thị trấn dọc theo bờ biển phía đông Tasmania, dọn sạch bờ biển và nói chuyện với cộng đồng về rác thải.
Hiện chiếc thuyền đang neo đậu tại đảo Flinders ngoài khơi bờ biển phía bắc Tasmania, ông đang chuẩn bị thực hiện chuyến đi nguy hiểm qua Eo biển Bass.

Trong khi chuẩn bị cho chuyến vượt biển, anh đã nhờ đến sự giúp đỡ của John McGee, người đã dành phần lớn cuộc đời làm việc của mình, để băng qua Eo biển Bass với các công ty vận chuyển.

"Eo biển Bass là một trong những nơi có thể đẹp đến mức truyền cảm hứng, hoặc có thể cực kỳ nguy hiểm và có thể thay đổi rất nhanh”, John McGee.

Trong khi chờ đợi điều kiện hoàn hảo để vượt biển, một số rác thải còn sót lại mà Sam thu thập được, đã được gửi trở lại Hobart, nơi thợ kim hoàn Chris Hood đang tìm cách khác, để tạo ra vật dụng trang sức từ rác thải.

"Thực ra đây là một đoạn ống, nhưng vật liệu là nhựa nhiệt dẻo, vì vậy bạn có thể nung nóng và uốn cong nó".

"Trong trường hợp này, chúng tôi đã làm phẳng nó, sau đó chúng tôi có thể lấy vật liệu phẳng này, đưa nó vào máy tiện và tạo ra những đồ vật đẹp mắt".

"Nó gần như có kết cấu giống như một đĩa than, giống như một đĩa than cũ tuyệt đẹp".

"Vì vậy bạn có thể tiện nó và sản xuất nó, sau đó chúng tôi sử dụng để chuyển sang chế tạo thành những món đồ trang sức như vậy”, Chris Hood.

Chris Hood là một người bạn cũ của Sam cho biết, việc biến những đồ vật tìm thấy thành đồ trang sức, đã giúp tài trợ cho Dự án Interrupt.

"Sam không phải là người tham gia vào các hoạt động tài chính cụ thể, nhưng có một chi phí tài chính để tài trợ cho Dự án Interrupt".

"Một trong những cách mà Sam muốn làm, là sử dụng một số loại nhựa, vì vậy việc chế tạo chiếc tàu này đã để lại cho anh ấy rất nhiều mảnh nhựa thừa".

"Đây là một mảnh rác thải biển của trang trại cá hồi Tasmania, chúng tôi cảm ơn ngành công nghiệp cá hồi Tasmania vì điều này vì nó bền chắc".

"Nó có thể tạo ra một thứ gì đó đẹp đẽ và sau đó chúng tôi có thể bán thứ gì đó đẹp đẽ rồi giúp tài trợ cho Sam”, Chris Hood.
Hood nói rằng đồ trang sức không khó bán, với khách hàng đánh giá cao rằng, việc mua hàng của họ không chỉ bền vững, mà còn tài trợ cho một mục đích chính đáng khác.

"Nó thực sự tốt vì nó là đồ trang sức có câu chuyện và mọi người thích giúp đỡ".

"Tôi cho rằng, cơ sở khách hàng của tôi hiểu rất rõ tầm quan trọng của đại dương".

"Ở Tasmania chúng tôi sống trên đại dương, hầu như tất cả chúng tôi ăn thức ăn từ đại dương, bơi trong đại dương và bất cứ điều gì chúng tôi có thể làm, để bảo đảm những thứ này không trôi dạt vào bãi biển của chúng ta và làm ô nhiễm cảnh quan biển của chúng ta".

"Vì vậy thật dễ dàng để bán nó, đặc biệt là khi mọi người nhận thức được tiền của họ sẽ đi đến đâu”, Chris Hood.

 và cập nhật tin tức ở 

Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Share