Giáo hoàng Leo XIV: Robert Prevost được bầu làm người lãnh đạo Giáo hội Công giáo

ITALY - NEWLY ELECTED POPE LEO XIV , ROBERT PREVOST APPEARS AT THE CENTRAL LOGGIA BALCONY OF THE ST PETER'S BASILICA FOR THE FIRST TIME , AFTER THE CARDINALS ENDED THE CONCLAVE IN THE VATICAN - 2025/5/8

**NO LIBRI** Italy, Rome, Vatican, 2025/5/8.Newly elected Pope Leo XIV, Robert Prevost appears at the main central loggia balcony of the St Peter's Basilica for the first time, after the cardinals ended the conclave, in The Vatican, . Robert Francis Prevost was on Thursday elected the first pope from the United States, the Vatican announced. A moderate who was close to Pope Francis and spent years as a missionary in Peru, he becomes the Catholic Church's 267th pontiff, taking the papal name Leo XIV. Photograph by ALESSIA GIULIANI / Catholic Press Photo (Photo by ALESSIA GIULIANI / ipa-agency.net/IPA/Sipa USA) Source: SIPA USA / ALESSIA GIULIANI / ipa-agency.net/Alessia GiulianiIPA/Sipa USA

Đức Hồng y người Mỹ Robert Prevost đã được bầu làm Giáo hoàng Leo XIV, người Mỹ đầu tiên lãnh đạo Giáo hội Công giáo. Trong bài phát biểu đầu tiên của mình, ngài đã kêu gọi hòa bình và thống nhất, tiếp tục di sản của Đức Giáo hoàng Francis. Việc bổ nhiệm này đã được chào đón trên toàn cầu, bao gồm cả ở Úc, nơi các nhà lãnh đạo ca ngợi phong cách mục vụ và mối quan hệ văn hóa của ngài.


Khói trắng bốc lên trên Vatican, tiếng chuông vang khắp Quảng trường Thánh Peter, và sự im lặng bao trùm đám đông hàng chục ngàn người tụ tập tại quảng trường.
Sau đó là thông báo mà thế giới mong đợi.

"Tôi thông báo với các bạn một niềm vui lớn, chúng ta có một Giáo hoàng”, Dominique Mamberti.
LISTEN TO
vietnamese-new pope-090525 image

Giáo hoàng Leo XIV: Robert Prevost được bầu làm người lãnh đạo Giáo hội Công giáo

SBS Vietnamese

06:07
Thông báo được đưa ra bởi Đức Hồng y người Pháp, Dominique Mamberti.

Khoảng 70 phút sau, Đức Giáo hoàng Leo bước lên ban công trung tâm và vẫy tay chào đám đông.
Sau đó, ngài đã có những lời đầu tiên với tư cách là giáo hoàng.

“Bình an cho tất cả các bạn. Anh chị em thân mến, đây là lời chào đầu tiên của Chúa Kitô phục sinh, Người chăn chiên nhân lành, người đã hy sinh mạng sống vì đàn chiên của Chúa".

"Tôi cũng muốn lời chào bình an này đi vào trái tim các bạn, đến với gia đình các bạn, đến với tất cả mọi người, bất kể họ ở đâu, đến với tất cả mọi người, đến với toàn thể trái đất, bình an cho các bạn”, Giáo hoàng Leo XIV.

Ngài cũng đã bày tỏ lòng kính trọng đối với Đức Giáo hoàng quá cố Francis và kêu gọi sự hiệp nhất.

"Cho phép tôi tiếp tục lời chúc phúc đó, chúa yêu thương chúng ta, Chúa yêu thương tất cả các bạn, và cái ác sẽ không thắng thế".

"Tất cả chúng ta đều nằm trong tay Chúa vì vậy, không sợ hãi, đoàn kết, tay trong tay với Chúa và với nhau, chúng ta hãy tiến về phía trước".

"Hãy giúp chúng tôi, sau đó là với nhau để xây dựng những cây cầu, bằng đối thoại, bằng gặp gỡ, đoàn kết tất cả chúng ta thành một dân tộc, luôn trong hòa bình".

"Cảm ơn Đức Giáo hoàng Phanxicô!", Giáo hoàng Leo XIV.

Hàng ngàn tín đồ đã tụ họp tại quảng trường, bao gồm cả du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Một số người đã chia sẻ suy nghĩ của họ với S-B-S News.

"Thật tuyệt vời, điều đó có nghĩa là có thật”, du khách.

"Trải nghiệm đó như thế nào, khi chứng kiến nó?", SBS.

"Không thể diễn tả được, tôi thậm chí không thể diễn tả được, tôi nổi da gà", du khách .

"Là một người Mỹ, bạn cảm thấy thế nào về người Mỹ đầu tiên?", SBS.

"Tôi rất phấn khích, tôi hoàn toàn vui sướng, thật tuyệt vời, tôi chắc chắn nghĩ rằng sẽ rất thú vị khi thấy mối quan hệ của ông với Trump và cách nó sẽ ảnh hưởng đến triều đại của ông với tư cách là Giáo hoàng”, du khách.
Trong khi đó các học giả tôn giáo cho biết mối quan hệ của ông với Mỹ Latinh và kinh nghiệm toàn cầu đã giúp ông tạo nên cầu nối giữa các nền văn hóa.

Barbara Reid là Chủ tịch của Liên minh Thần học Công giáo tại Chicago.

"Chúng tôi không nghĩ rằng các Hồng y cử tri sẽ nghiêng về việc chọn một người Mỹ, nhưng tất nhiên Giáo hoàng Leo XIV, cũng có trái tim của một người Peru đã rất được lòng nhà thờ ở Mỹ Latinh và đã thực hiện chức vụ của mình trong nhiều năm qua, thay mặt cho toàn thể nhà thờ thế giới trong thời gian ngài ở Rome”, Barbara Reid.

Giáo hoàng Leo có song tịch Hoa Kỳ và Peru, nói được nhiều thứ tiếng, bao gồm tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha.

Điều đó đã giúp ngài thiết lập mối liên hệ với các cộng đồng người Pháp, Ý và Mỹ Latinh, trong nhiều thập niên làm công tác mục vụ và truyền giáo.

Tại Úc, Thủ tướng Anthony Albanese đã đưa ra tuyên bố mời Đức Giáo hoàng đến Úc, để tham dự Đại hội Thánh Thể Quốc tế, sẽ được tổ chức tại đây vào năm 2028.

b4

"Đây là khoảnh khắc mang lại niềm vui và hy vọng cho những người Công giáo trên khắp mọi nơi".

"Cầu mong triều đại Giáo hoàng Leo thúc đẩy sự nghiệp hòa bình và công lý xã hội cho toàn thể nhân loại”, Anthony Albanese.

Ông Albanese cho biết, chính phủ của ông sẽ tiếp tục mối quan hệ bền chặt với Tòa thánh.

Trong khi đó Cộng đồng Công giáo Úc cũng chào đón Đức Giáo hoàng Leo, Tổng giám mục Timothy Costelloe là chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Úc.

Ông cho biết tân Giáo hoàng là người dễ gần và có nền tảng tâm linh, được định hình bởi công việc truyền giáo của ngài ở Peru và cho biết, ngài sẽ được cộng đồng Công giáo toàn cầu chào đón nồng nhiệt.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng đã phản hồi về việc bầu Đức Hồng Y Robert Prevost làm Giáo hoàng mới.

"Thật là vinh dự lớn lao, ý tôi là còn vinh dự nào lớn lao hơn nữa và chúng tôi có chút ngạc nhiên và rất vui mừng".

"Thật là vinh dự lớn, hoàn toàn lớn lao”, Donald Trump.
Còn Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng đã gửi lời chúc mừng, khi các nhà lãnh đạo toàn cầu ghi nhận khoảnh khắc lịch sử này trên mạng xã hội.

Tại Chicago, Cha Gregory Sakowicz đã thông báo tin tức này cho giáo đoàn của mình, tại Nhà thờ chính tòa Holy Name ở Chicago.

"Tin tốt lành, chúng ta có một Giáo hoàng mới. Đức Thánh Cha hoàn toàn mới, Giáo hoàng hoàn toàn mới là một Hồng y sinh ra ở Mỹ hiện là Giáo hoàng, Hồng y Robert Prevost, sinh ra ở phía nam Chicago".

"Thật thú vị, một Giáo hoàng người Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử Giáo hội, chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha mới của chúng ta, Leo XIV”, Gregory Sakowicz.

 và cập nhật tin tức ở 

Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Share