Cuộc trả đũa thuế quan thương mại giữa Donald Trump và Trung Quốc không có dấu hiệu chậm lại

A person shops for products imported from Asia at a market in Los Angeles, California, USA (AAP).jpg

Tổng thống Hoa Kỳ đã công bố mức thuế 104 phần trăm đối với hàng nhập từ Trung Quốc, khi cuộc chiến thương mại giữa Donald Trump và Trung Quốc leo thang. Mức thuế thương mại "có đi có lại" toàn diện của chính quyền Trump, sẽ có hiệu lực vào thứ Tư.


Tổng Thống Donald Trump vẫn kiên quyết với kế hoạch áp thuế, đối với hầu hết mọi quốc gia trên thế giới.

"Thật là một điều đáng kinh ngạc".

"Đây là thứ mà các quốc gia khác đặc biệt là Trung Quốc, nhưng còn nhiều quốc gia khác không chỉ Trung Quốc, đã lợi dụng chúng ta, lừa đảo chúng ta và bỏ mặc chúng ta cho đến chết".

"Và tôi tin rằng, nếu tôi không trở thành Tổng thống của các bạn, tôi tin rằng đất nước này sẽ gặp phải những vấn đề chưa từng có trước đây”, Donald Trump.
Hiện nay sau khi cổ phiếu Hoa Kỳ giảm trong ngày giao dịch thứ 4 liên tiếp vào thứ Ba, ông Trump tuyên bố rằng mức thuế 104 phần trăm đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, sẽ có hiệu lực vào thứ Tư vào 2 giờ chiều, ngày 09/04 theo giờ đông bộ Úc Châu.
LISTEN TO
Donald Trump and China's tit-for-tat on tariffs shows no sign of slowing image

Cuộc trả đũa thuế quan thương mại giữa Donald Trump và Trung Quốc không có dấu hiệu chậm lại

SBS Vietnamese

08:09
Sau khi Bắc Kinh tuyên bố mức thuế trả đũa 34 phần trăm đối với hàng hóa của Hoa Kỳ, Donald Trump đã đáp trả bằng mức thuế bổ sung 50 phần trăm.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Lin Jian cho biết, Hoa Kỳ đang cố gắng tống tiền Trung Quốc.

“Người Trung Quốc không gây rắc rối, cũng không sợ rắc rối".

"Áp lực, đe dọa và tống tiền không phải là cách đúng đắn để đối phó với Trung Quốc".

"Trung Quốc chắc chắn sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết, để kiên quyết bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình".

"Nếu Hoa Kỳ phớt lờ lợi ích của cả hai quốc gia và cộng đồng quốc tế, và khăng khăng tham gia vào cuộc chiến thuế quan và chiến tranh thương mại, Trung Quốc sẽ chiến đấu đến cùng”, Lin Jian.

Trong khi đó Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc là Karoline Leavitt cho biết, khi Trung Quốc muốn đàm phán, Tổng thống sẽ rất tử tế.

"Trung Quốc đã sai lầm khi trả đũa, khi nước Mỹ bị đấm, Tổng thống sẽ đấm trả mạnh hơn".

"Đó là lý do tại sao mức thuế 104% sẽ có hiệu lực đối với Trung Quốc, vào lúc nửa đêm nay".

"Nhưng Tổng thống tin rằng, Tập Cận Bình và Trung Quốc muốn đạt được một thỏa thuận, họ chỉ không biết cách bắt đầu".

"Tổng thống muốn tôi nói với tất cả các bạn rằng, nếu Trung Quốc đưa ra thỏa thuận, ông ấy sẽ vô cùng tử tế".

"Nhưng ông ấy sẽ làm những gì tốt nhất cho người dân Mỹ”, Karoline Leavitt.

Năm rồi 2024, Trung Quốc là nguồn nhập khẩu lớn thứ hai vào Hoa Kỳ, vận chuyển tổng cộng 439 tỷ đô la hàng hóa, trị giá 439 tỷ đô la Mỹ vào quốc gia này.

Trong khi đó, Hoa Kỳ đã xuất khẩu 144 tỷ đô la Mỹ hàng hóa sang Trung Quốc.

Điều đó khiến Hoa Kỳ thâm hụt thương mại 295 tỷ đô la, chiếm khoảng 1 phần trăm nền kinh tế Hoa Kỳ.

Mặc dù vẫn là mức thâm hụt đáng kể, nhưng con số này ít hơn nhiều so với mức thâm hụt 1 ngàn tỷ đô la mà Tổng thống tuyên bố.

Đại diện thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer cho biết, Trung Quốc phải ngồi vào bàn đàm phán với sự hiểu biết hơn.

"Tôi thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa những quốc gia đã đến gặp chúng tôi và nói rằng 'Chúng tôi hiểu các vấn đề của các bạn, chúng tôi hiểu thâm hụt, chúng tôi hiểu mong muốn có đi có lại của các bạn và chúng tôi muốn hợp tác với các bạn về vấn đề này’.

"Còn cách tiếp cận của Trung Quốc là, 'Chúng tôi sẽ trả đũa', Jamieson Greer.

Trong khi đó Hoa Kỳ cho biết, hơn 70 quốc gia đã tiếp cận chính quyền để đàm phán, về các cuộc đàm phán có thể xảy ra, bao gồm các đồng minh thân cận và đối tác thương mại, Hàn Quốc và Nhật Bản, mà chính quyền cho biết đã lên lịch đàm phán.

Chính quyền Trump cho biết, sẽ xem xét các thỏa thuận 'được thiết kế riêng', cụ thể theo từng quốc gia với các đối tác thương mại, sẵn sàng điều chỉnh các rào cản của riêng họ.

Trong khi đó, khi các nhà kinh tế cảnh báo về rủi ro suy thoái ngày càng gia tăng, cuộc thăm dò của Reuters cho thấy ba trong bốn người Mỹ, đang mong đợi chi phí sẽ tăng.

Trong số các mặt hàng nhập khẩu hàng đầu từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ, là đồ điện tử, máy tính, đồ chơi và pin.

Nhưng một số nhà bán lẻ tại Hoa Kỳ cho biết, họ đang trì hoãn đơn hàng và hoãn tuyển dụng, do thuế quan đối với Trung Quốc.

Theo Hiệp hội May mặc và Giày dép Hoa Kỳ, khoảng 97 phần trăm quần áo và giày dép được mua tại Hoa Kỳ là hàng nhập khẩu, chủ yếu từ Châu Á.

Với mức thuế 46 phần trăm áp dụng cho Việt Nam vốn là một nhà sản xuất giày thể thao lớn, một đôi giày thể thao trước đây có giá 155 đô la, giờ đây sẽ có giá 220 đô la, cho người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Theo Donald Trump, Hoa Kỳ hiện đang thu được gần 2 tỷ đô la mỗi ngày từ thuế quan.

"Chúng ta đang thu gần 2 tỷ đô la thuế quan mỗi ngày. 2 tỷ đô la mỗi ngày và chúng ta đang làm rất tốt".

"Và chúng ta đang làm rất tốt, trong việc tạo ra những thỏa thuận được thiết kế riêng chứ không phải là thỏa thuận có sẵn, đây là những thỏa thuận được thiết kế riêng, được thiết kế rất kỹ lưỡng".

"Hiện tại, Nhật Bản đang bay đến đây để thực hiện một thỏa thuận".

"Hàn Quốc đang bay đến đây để thực hiện thỏa thuận và những nước khác cũng đang bay đến đây”, Donald Trump.

Ông Jamieson Greer cũng đã nói rằng, đó là về những lợi ích lâu dài.

"Chúng ta phải thoát khỏi nền kinh tế, chỉ dựa trên chi tiêu của chính phủ trong lĩnh vực tài chính và chúng ta phải trở thành nền kinh tế dựa trên việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ thực sự, tạo việc làm cho tầng lớp lao động và trung lưu Mỹ trong cộng đồng của họ".

"Sự điều chỉnh này đôi khi có thể là thách thức và trong thời điểm thay đổi quá hạn quyết liệt, tôi chắc chắn rằng người dân Mỹ có thể vượt qua những thách thức, mà họ đã từng trải qua”, Jamieson Greer.

Tuy nhiên, các nhà lập pháp, bao gồm một số đảng viên Cộng hòa, đang bày tỏ một số nghi ngờ về chính sách thuế quan của Tổng thống.

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Ron Wyden cho biết, Quốc hội đã trao cho nhánh hành pháp quá nhiều quyền lực, đối với thương mại quốc tế.

"Kế hoạch là gì, trong tuần qua Tòa Bạch Ốc đã đi khắp nơi khi nói đến câu hỏi này".

"Không có thông điệp rõ ràng nào, về cách xác định thuế quan, mục đích của chúng, thời hạn áp dụng, liệu chúng là công cụ đàm phán, hay động thái cố gắng cắt đứt Hoa Kỳ khỏi thương mại toàn cầu và mở ra kỷ nguyên mới của chủ nghĩa bảo hộ, theo phong cách những năm 1870”, Ron Wyden.

Còn Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa là Thom Tillis cho biết, có vẻ như Hoa Kỳ đã quyết định bắt đầu, một cuộc chiến thương mại trên mọi mặt trận.

"Vì vậy nếu bạn sở hữu quyết định này, thì tôi sẽ trông cậy vào bạn để tìm ra liệu chúng ta có thành công hay không". "Nếu bạn không sở hữu quyết định này, tôi chỉ đang cố gắng tìm ra ai là người tôi sẽ bóp cổ nếu quyết định đó sai, và ai là người tôi sẽ đưa lên diễn đàn và cảm ơn họ vì cách tiếp cận mới lạ đã thành công, nếu họ đúng”, Thom Tillis.
David Firestein là cựu nhân viên ngoại giao và là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Quỹ George H. W. Bush, vì quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc.

Ông cho biết các biện pháp thương mại gây tranh cãi, sẽ gây ra sự xáo trộn nghiêm trọng trong hệ thống thương mại thế giới.

"Về căn bản, nó chấm dứt hệ thống thương mại thế giới như chúng ta biết, nó chấm dứt cấu trúc toàn cầu hóa, vốn dựa trên ý tưởng về 'lợi thế so sánh' và rằng, mỗi quốc gia nên làm những gì họ tương đối giỏi nhất và sản xuất những gì họ tương đối giỏi nhất, so với các tác nhân khác của nền kinh tế".

"Toàn bộ cách tiếp cận của Trump dường như không nhận ra rằng, có một khái niệm hoặc một cấu trúc được gọi là 'lợi thế so sánh', và nó chấm dứt chính khái niệm toàn cầu hóa”, David Firestein.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 

Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Share