Kế hoạch nầy buộc các dân biểu và nghị sĩ phải tiết lộ chi tiết về quốc tịch của họ trước cuối năm nay.
Sau 4 tháng qua, đã có 6 vị dân cử bị mất việc và thảm kịch về song tịch cho thấy, cần có hành động từ các vị lãnh đạo của nước Úc.
Thủ tướng Malcolm Turnbull cho biết người dân Úc cần được tin tưởng rằng, các chính khách liên bang có nghĩa vụ phải tuân thủ Hiến Pháp một cách triệt để.
"Những gì chúng ta chứng kiến là một mối quan ngại, khi không có đủ minh bạch về vấn đề nầy".
"Quốc hội bảo đảm như thế nào đến việc các thành viên Quốc hội có nghĩa vụ trong việc tiết lộ tình trạng của họ".
"Đó là tính chất minh bạch chứ không phải niềm tin trong việc tuân thủ Hiến Pháp của chúng ta", Malcolm Turnbull.
Ông cũng muốn buộc mọi dân biểu và nghị sĩ, phải tiết lộ nơi sinh của mình và của cha mẹ, cũng như tuyên bố rằng họ không hề là công dân của một nước khác và nếu họ thủ đắc quốc tịch một nước khác, thì phải cung cấp bằng chứng là đã từ bỏ quốc tịch ngoại quốc.
Việc tiết lộ như vậy phải được thực hiện trong vòng 21 ngày, khi Quốc hội ký vào một bản kế hoạch và sẽ trở thành một văn kiện thường trực trong tương lai, để những ai mới được bầu vào Quốc hội phải hành động tương tự, trong vòng 3 tuần lễ khi tuyên thệ.
Những người bị xét thấy cung cấp tin tức sai lạc, sẽ chịu hậu quả do vi phạm quyền đặc miễn của Quốc hội, tức là một tội có thể bị cách chức.
"Các hậu quả chính trị không thôi cũng sẽ rất rất dễ sợ, nếu họ là công dân của một nước khác nhưng lại chối bỏ chuyến nầy, hậu quả rõ ràng là họ phải ra khỏi Quốc hội".
"Chúng ta cần có một cuộc kiểm tra toàn diện và thực sự, chứ kế hoạch như vậy chẳng giải quyết được gì và chỉ mất thời giờ của Thủ tướng, rồi chúng ta sẽ tiếp tục với các cuộc đối thoại tương tự trong vài tháng nữa, chúng ta vẫn ở trong tình trạng hỗn độn như cũ", Richard Di Natale.
Hành động nầy theo sau việc bác bỏ của Thủ tướng, đối với rất nhiều lời kêu gọi, trong đó có các đồng nghiệp của ông, nhằm mở một cuộc kiểm tra toàn diện về quốc tịch của các thành viên Quốc hội liên bang.
Thủ tướng vẫn cho rằng, việc kiểm tra toàn diện như vậy là không cần thiết.
"Cuộc kiểm tra sẽ liên quan đến là một bên thứ ba và điều tra về tình trạng của mỗi thành viên Quốc hội".
"Chuyện đó rõ ràng sẽ tốn nhiều thời gian và tôi nghĩ điều quan trọng là cùng với các nhà lãnh đạo của các đảng khác và các dân biểu độc lập, chúng ta hãy nhìn vào chuyện nầy rõ ràng, đó là một vấn đề cho toàn Quốc hội cho mỗi thành viên trong đó", Malcolm Turnbull.
Phe Lao động cũng đông ý trên nguyên tắc, trong việc hậu thuẫn kế hoạch của chính phủ, sau khi đã đề nghị một hành động tương tự hồi cuối tuần qua.
Lãnh tụ đối lập Bill Shorten cho biết, cho dù ông nghi ngờ về việc Thủ tướng thay đổi ý kiến, thì ông Shorten vẫn muốn cùng nhau cộng tác.
"Bầu cử đề nghị nào chúng ta cuối cùng thỏa hiệp, phải là vấn đề của toàn thể Quốc hội có thể chịu trách nhiệm".
"Tôi không hiểu lý do vì sao Thủ tướng lại thay đổi ý kiến, tôi muốn nhấn mạnh lần nầy là vào lúc đó tôi đã nói là sự do dự của ông ta có nghĩa là ông ta giấu giếm một ai hay ông biết điều gì mà người dân Úc không biết", Bill Shorten.
Thế nhưng kiếm những người cùng quan điểm, có thể là một chuyện khó khăn.
Lãnh tụ đảng Xanh là ông Richard Di Natale nói rằng, kế hoạch nầy thiếu sót những gì mà ông tin là cần thiết, để chấm dứt thảm kịch song tịch một lần cho xong.
"Chúng ta cần có một cuộc kiểm tra toàn diện và thực sự, chứ kế hoạch như vậy chẳng giải quyết được gì và chỉ mất thời giờ của Thủ tướng, rồi chúng ta sẽ tiếp tục với các cuộc đối thoại tương tự trong vài tháng nữa, chúng ta vẫn ở trong tình trạng hỗn độn như cũ", Richard Di Natale.
Thủ tướng và Lãnh tụ Đối lập sẽ gặp gỡ để thảo luận về chuyện nầy, vào ngày thứ tư 8 tháng 11.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại