Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc phe đối lập gây bạo loạn

Person stands in front of police barricade in middle of road as police officers use pepper spray

More than 1,000 arrests have been made after protests against the jailing of Istanbul's mayor. Source: Getty / NurPhoto

Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ít nhất 1.100 người đã bị bắt trong các cuộc biểu tình lan rộng, bùng phát sau vụ bắt giữ thị trưởng Istanbul, Ekrem Imamoglu. Các cuộc biểu tình chống chính phủ đã tiếp diễn kể từ khi vị thị trưởng này bị bắt vào tuần trước, còn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gọi đây là một phong trào bạo lực.


Chính phủ đã áp đặt lệnh cấm tụ tập nơi công cộng.

Nhưng một biển người vẫn đổ về Tòa thị chính để thách thức lệnh cấm.

Nhiều người trong số họ là những người ủng hộ Đảng Nhân dân Cộng hòa của Ekrem Imamoglu.
LISTEN TO
vietnamese_TURKIYE PROTESTS _263.mp3 image

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc phe đối lập gây bạo loạn

SBS Vietnamese

26/03/202503:35
Chủ tịch đảng, ông Ozgur Ozel, gửi thông điệp này đến Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

“Erdogan, ông từng nói chúng tôi sẽ biểu tình vào ngày đầu tiên, chậm lại vào ngày thứ hai và quên đi vào ngày thứ ba. Bây giờ đã một tuần trôi qua, và đây chỉ mới là khởi đầu.”

Ekrem Imamoglu đã bị bỏ tù và bị đình chỉ chức vụ thị trưởng Istanbul vì cáo buộc tham nhũng.

Đảng của ông gọi vụ bắt giữ này là một cuộc tấn công vào nền dân chủ, một nỗ lực nhằm loại bỏ đối thủ lớn nhất của Tổng thống Erdogan sau 22 năm cầm quyền.

Ngay sau khi cuộc biểu tình bên ngoài Tòa thị chính Istanbul kết thúc... cảnh sát đã tiến vào, bắn đạn cao su và hơi cay.

Những cảnh tượng tương tự cũng xảy ra ở thủ đô, nơi chỉ vài giờ trước đó, Tổng thống Erdogan đã gọi các cuộc biểu tình là hành vi xấu xa, khiến hơn 100 nhân viên an ninh bị thương.
Những kẻ duy nhất chịu trách nhiệm về các sĩ quan bị thương, các chủ cửa hàng bị đập phá cửa kính và hàng tỷ lira tài sản công bị hư hại, chính là lãnh đạo đảng đối lập và đội ngũ của ông ta.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan
Nhưng các tổ chức nhân quyền đã lên án chính phủ.

Tổ chức Ân xá Quốc tế chỉ trích hành động mà họ gọi là "việc sử dụng vũ lực hoàn toàn không cần thiết" của cảnh sát đối với những người biểu tình ôn hòa, nhiều người bị đánh bằng dùi cui và đá khi đã ngã xuống đất.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố đây là thời kỳ đen tối đối với nền dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Họ cho rằng chính phủ đang có hành động trắng trợn lạm dụng hệ thống tư pháp để loại bỏ quy trình dân chủ.

Theo tổ chức Phóng viên Không Biên giới, 10 nhà báo đã bị hành hung, và 5 người bị bắt giữ.

Với 90% phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ, tổ chức này xếp hạng đất nước ở vị trí thứ 158 trong chỉ số tự do báo chí.

Người phát ngôn Ủy ban Châu Âu, Guillaume Mercier, cho biết bạo lực đã đặt ra câu hỏi về nền dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ.

“Chúng tôi muốn Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục gắn kết với Châu Âu, nhưng điều này đòi hỏi một cam kết rõ ràng đối với các chuẩn mực và thực hành dân chủ, điều quan trọng là Thổ Nhĩ Kỳ phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản đó.”

Hiện tại, các nhà phân tích thị trường cảnh báo tình trạng bất ổn chính trị có thể đe dọa đầu tư, với lo ngại về sự bất ổn kéo dài trong nước.

Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 
Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ  hay 

Share