Liên Đảng và Đảng Xanh liên kết chống lại kế hoạch hạn chế sinh viên quốc tế của Lao Động

Opposition finance spokeswoman Jane Hume

Shadow Minister for Finance Jane Hume speaks to journalists in the Press Gallery at Parliament House in Canberra, Monday, May 13, 2024 Source: AAP / MICK TSIKAS/AAPIMAGE

Nỗ lực của chính phủ liên bang trong đề xuất cắt giảm số lương sinh viên quốc tế xuống còn một nữa trong năm tới đã bị vấp phải phản ứng mạnh mẽ khi chỉ còn vài tuần nữa là bước vào năm 2025 theo kế hoạch sẽ thực hiện. Mới đây, Đảng Xanh và Liên Đảng cùng lên tiếng là họ liên kết để chống lại đề xuất của chính phủ Lao động trong việc cắt giảm này.


Dự luật gây tranh cãi của Đảng Lao động về việc giới hạn số lượng sinh viên quốc tế đang học tập tại Úc đã gặp phải rào cản lớn, khi Liên Đảng và Đảng Xanh cùng liên kết để phản đối việc giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.

Liên Đảng và Đảng Xanh phản đối mạnh mẽ dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế của chính phủ, viện dẫn những lo ngại về tác động kinh tế và xã hội của dự luật.

Kế hoạch cắt giảm này được chính phủ Lao động đưa ra vào hồi giữa năm nay nhằm giới hạn số lượng sinh viên quốc tế vào Úc trong năm 2025 sẽ ở mức khoảng một nửa so với số lượng sẽ tốt nghiệp trong năm nay.

Tức là sẽ giảm số lượng sinh viên mới vào Úc xuống mức khoảng 260.000 người mỗi năm bằng với trước đại dịch. Hiện tại số lượng người vào Úc đang gia tăng quá nhanh với khoảng 870.000 sinh viên quốc tế mới và đang theo học tại Úc, chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số di dân tạm thời.

Chính phủ liên bang lập luận rằng việc giảm số lượng sinh viên quốc tế xuống còn 260.000 bắt đầu từ năm sau là cần thiết để giải quyết tình trạng thiếu nhà ở.

Trong bối cảnh khủng hoảng nhà ở, cộng với chi phí sinh hoạt gia tăng, sinh viên quốc tế trở thành một vấn đề chính trị.

Trong một tuyên bố, Thượng nghị sĩ Đảng Xanh Mehreen Faruqi đã chỉ trích chính sách này, gọi nó là "'Thiếu thận trọng và hỗn loạn' và cho biết nó "không bao giờ nên được thực hiện".


"Những giới hạn thiếu thận trọng và hỗn loạn của Đảng Lao động đối với sinh viên quốc tế trước sau gì cũng chết yểu như chúng đáng phải thế. Đây chính là định nghĩa về cách không nên đưa ra chính sách. Ngay từ ngày đầu tiên, chúng tôi đã lên tiếng phản đối những hạn chế về sinh viên này, đây là một cách đổ lỗi đáng xấu hổ về cuộc khủng hoảng nhà ở cho sinh viên quốc tế mà họ không gây ra.Theo nghĩa đen, tất cả mọi người, trừ Đảng Lao động, đều phản đối hạn chế về sinh viên quốc tế vì nó sẽ tàn phá ngành này, gây tổn hại đến sinh viên quốc tế và tiếng tăm của chúng ta, đồng thời dẫn đến tổn thất lớn về việc làm và kinh tế."


Mặc dù bày tỏ sự ủng hộ đối với giới hạn sinh viên, phe đối lập hiện đã chỉ trích dự luật này là không đi đủ xa.

Phe đối lập liên bang đã tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống các kế hoạch hạn chế số lượng sinh viên nước ngoài ở mức 270.000 người của chính phủ.

Người phát ngôn tài chính của phe đối lập Jane Hume cho biết việc giới hạn đối với sinh viên quốc tế sẽ không giải quyết được các vấn đề về nhập cư.

Giới hạn đối với sinh viên quốc tế tại các trường đại học chỉ là cách tiếp cận "từng phần" để giải quyết các mối quan ngại về di cư, thực sự không giải quyết được các vấn đề về cấu trúc", bà nói với Đài phát thanh ABC vào thứ Ba.

"Chúng tôi không cảm thấy rằng đã có bất kỳ sự tham vấn đầy đủ nào, đặc biệt là với các nhà cung cấp tư nhân hoặc các trường đại học khu vực và họ rất quan trọng trong hệ thống giáo dục của chúng tôi."

Phe đối lập liên bang cho biết họ sẽ áp đặt hạn chế riêng của mình đối với số lượng sinh viên quốc tế thay vì ủng hộ kế hoạch của chính phủ liên bang nhằm hạn chế số lượng sinh viên nước ngoài ở mức 270.000 người.

Các giới hạn được đề xuất sẽ ít hơn một nửa trong số 445.000 sinh viên quốc tế bắt đầu học vào năm 2024 tại các trường đại học Úc, với các giới hạn nhằm đưa số lượng nhập cư trở lại bằng với mức trước đại dịch.

"Chúng tôi sẽ đặt giới hạn cho sinh viên quốc tế nhưng chúng tôi sẽ thực hiện theo cách mà chúng tôi sẽ làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp giáo dục." Bà Hume nói


Động thái này của Liên Đảng khi mà chỉ còn vài tuần trước khi luật có hiệu lực.

Bộ trưởng Khoa học và Công nghiệp Ed Husic nói với ABC TV, cáo buộc phe đối lập đang chơi trò chơi chính trị khi từ chối hỗ trợ dự luật này.

"Vâng, chính phủ của chúng tôi đã nói rằng chúng tôi muốn nỗ lực đưa vấn đề nhập cư trở lại mức trước đại dịch. Peter Dutton trong bài phát biểu trả lời về Ngân sách đã nói rằng ông muốn làm như vậy. Và vấn đề là với Liên Đảng, miệng thì nói cứng còn làm thì èo uột. Họ không thực hiện những gì họ nói. Đây là một trường hợp khác của họ khi chơi trò chính trị, đặt lợi ích chính trị của họ lên trên lợi ích của quốc gia. Chúng tôi quyết tâm. Chúng tôi đã có một số biện pháp để thực hiện việc này. Và như các bên liên quan đã quan sát, việc Liên Đảng chỉ phản đối luật này mà không đưa ra giải pháp, để cho thấy cách họ sẽ làm là gì. Và vì vậy, bây giờ trách nhiệm là ở chổ họ, có thể nói vậy, vì anh đã nói rằng điều này quan trọng, tại sao anh lại không thực sự ủng hộ công việc cần thực hiện trong chuyện ực này?"

Giám đốc điều hành của Group of Eight là Vicki Thomson, đại diện cho các trường đại học lớn nhất của Úc, cho biết các giới hạn sẽ là thảm họa đối với ngành này.

Ngay từ đầu, luật này đã hỗn loạn và kết thúc trong một cuộc thảo luận về vấn đề di cư", bà nói với ABC Radio.

Đối với chúng tôi, những gì chúng tôi thấy hiện nay là mức độ chắc chắn cho đến năm 2025.

Bà Thomson cho biết sẽ không có làn sóng sinh viên quốc tế đến Úc sau khi quốc hội không thông qua được mức trần này.

Phải mất 12 hoặc 18 tháng để sinh viên từ khi bạn thực sự bắt đầu quá trình tuyển dụng cho đến khi họ đến, vì vậy chúng tôi không mong đợi một làn sóng ồ ạt", bà cho biết.

Tuy nhiên, điều chúng tôi muốn làm là thảo luận tốt với chính phủ và phe đối lập khi chúng tôi tiến tới năm 2025 về hình thái của ngành giáo dục quốc tế của chúng tôi.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay

Share