Người lưu giữ ký ức cộng đồng người Việt tại Úc với 2,000 băng cát-sét chương trình phát thanh SBS

Tam Hanh Story 4.jpg

Phật tử Tâm Hạnh đã dành hơn 30 năm thu âm và lưu giữ hơn 2,000 cuốn băng cát sét nhằm bảo tồn những chương trình phát thanh quý giá của SBS về cộng đồng người Việt tại Úc. Credit: SBS

Một thính giả thủy chung, người đã cần mẫn lưu giữ hơn 2,000 cuốn băng cát-sét chương trình phát thanh SBS hơn 30 năm qua. Ngoài 75 tuổi, phật tử Tâm Hạnh vẫn miệt mài với việc phân loại, sàng lọc các tư liệu quý giá, những tài sản văn hoá tinh thần của cộng đồng người Việt ở Úc. Những cái tên như Quốc Việt, Ngọc Hân, Phượng Hoàng, Vũ Nhuận hay Hoàng Thọ... đã gắn bó với bà suốt những năm đầu đến Úc trong thân phận người tị nạn.


Những âm thanh mà quý vị vừa nghe là tiếng của các xướng ngôn viên kỳ cựu của SBS Việt ngữ, Quốc Việt và Ngọc Hân, hai giọng nói được yêu mến của SBS Việt ngữ từ những ngày đầu.

Đây là các chương trình được thu âm cách đây 20 chục năm, nằm trong số hơn 2000 chiếc băng cát-xét được một thính giả của SBS thu lại, lưu trữ và thu thập trong suốt gần 30 năm qua… vẫn còn vang vọng trong ngôi nhà của phật tử Tâm Hạnh, một thính giả thủy chung, người đã cần mẫn thu âm, lưu trữ hơn 2000 cuốn băng cát-xét trong suốt hơn 30 năm qua.

Tràn ngập lòng ngưỡng mộ các xướng ngôn viên kỳ cựu của SBS

Năm nay đã 75 tuổi, bà Tâm Hạnh vẫn miệt mài với việc phân loại, sàng lọc kho tài liệu quý giá - tài sản văn hoá tinh thần của cộng đồng người Việt ở Úc.

SBS ghé thăm ngôi nhà cất giữ nhiều ký ức về hành trình tị nạn của người Việt bằng âm thanh của bà. Các cuốn băng cát-sét xếp ngổn ngang, đang được phân loại theo chủ đề. Trong đó, những cái tên như Quốc Việt, Ngọc Hân, Phượng Hoàng, Vũ Nhuận hay Hoàng Thọ đã gắn bó với bà suốt những năm đầu đến Úc trong thân phận người tị nạn.
TamHanh Story 1.jpg
'Lúc mới đến Úc, ngày nào tôi cũng ngồi bên chiếc máy may Singer, chờ đài SBS Việt ngữ'. Credit: SBS
"Lúc mới đến Úc, ngày nào tôi cũng ngồi bên chiếc máy may Singer, chờ nghe đài SBS Việt ngữ," bà bồi hồi. "Tôi đặt hơn 10 chiếc máy thâu khắp nhà để thu âm những chương trình yêu thích. Tôi rất bận rộn, đôi khi không nghe rõ nội dung nên thu lại để nghe khi có thời gian, và cứ thế, dần dà trở thành thói quen."

"Hoặc có những chương trình quan trọng mà tôi muốn nghe lại sau này, như lịch sử Việt Nam, trận chiến Việt Nam hay những tiến bộ khoa học. Vì vậy, tôi bắt đầu có ý tưởng thu âm lại để lưu giữ cho mai sau."

"Lúc đầu, tôi chỉ có một vài chiếc máy cát-sét. Nhưng sau này, khi thực sự đầu tư vào việc ghi âm, tôi có hơn 10 chiếc, đặt khắp nơi trong nhà và chỗ làm việc. Lý do là vì khi đài đang phát thanh, tôi không biết mình đang ở đâu hoặc bận rộn thế nào, nên phải có sẵn nhiều máy để có thể bấm nút ghi âm kịp thời."

"Việc này không chỉ giúp ích cho tôi mà còn có thể chia sẻ lại cho những ai không kịp nghe đài. Khi mới qua Úc, tiếng Anh của tôi còn hạn chế, tôi phải cố gắng học để có thể hiểu biết đầy đủ hơn. Bây giờ, tôi thấy việc lưu giữ những chương trình này rất có ý nghĩa, giúp thế hệ sau biết được những đóng góp của người Việt cho cộng đồng."

"Tôi ghi âm những chương trình của các phát thanh viên kỳ cựu như Quốc Việt, Ngọc Hân, Phượng Hoàng, Vũ Nhuận, Hoàng Thọ. Có rất nhiều tư liệu quý giá mà đến giờ tôi vẫn lưu giữ. Đài SBS ở Sydney cũng có nhiều nội dung hay, đặc biệt là Ngọc Hân với những đề tài đáng lưu giữ."

"Ngày nay, với Google và YouTube, mọi người có thể dễ dàng tìm nghe lại chương trình, nhưng ngày trước thì không có những phương tiện này. Vì vậy, tôi mong muốn ai đó có thể tiếp tục công việc lưu trữ này để đôi khi đài phát thanh có thể phát lại những chương trình cũ, giúp cộng đồng người Việt hiểu hơn về 20 năm trước SBS đã cống hiến gì cho khán giả", bà Tâm Hạnh nói với SBS.

'Thế hệ sau cần biết cha ông đã trải qua biến cố gì...'

Đến nay, bà vẫn nghe lại những băng ghi âm từ mấy chục năm trước, đặc biệt vào những dịp đặc biệt, lễ Tết, ngày Hiền mẫu, Ngày của Cha. "Tôi muốn 'ôn cố tri tân', ôn lại chuyện cũ đặng hiểu rõ tận tường nguyên nhân, gốc rễ của vấn đề, từ đó hiểu những gì xảy ra hiện nay, đồng thời nhớ lại những giá trị để kể cho con cháu mai sau," bà nói.
Tôi có hơn 10 chiếc cát-sét đặt khắp nơi trong nhà và chỗ làm việc. Khi đài đang phát thanh, tôi không biết mình đang ở đâu hoặc bận rộn thế nào, nên phải có sẵn nhiều máy để bấm nút ghi âm kịp thời
viber_image_2025-02-20_21-29-51-601.jpg
Phật tử Tâm Hạnh vẫn miệt mài với công việc phân loại, sàng lọc các tài liệu quý giá. Credit: SBS
"Tôi thường xuyên nghe lại những chương trình cũ, đặc biệt vào những dịp quan trọng như Tết, ngày tưởng niệm lịch sử, hoặc những biến cố lớn liên quan đến người Việt tị nạn. Mới đây, tôi vừa nghe lại chương trình về những chuyến đi thăm đảo Galang và Bidong để hiểu rõ hơn về tình trạng của người vượt biên ngày trước."

"Ngoài ra, tôi cũng lưu giữ những chương trình về phong tục Việt Nam để truyền lại cho con cháu. Ví dụ, Quốc Việt từng nói về phong tục thờ cúng ông bà, lý do tại sao người Việt phải thờ cúng tổ tiên, hay ý nghĩa của ngày mùng một tháng Chạp. Những kiến thức này giúp thế hệ sau hiểu được truyền thống của dân tộc."

Hành trình của bà Tâm Hạnh như một cuốn sách ghi lại ký ức, trách nhiệm với cộng đồng và tâm huyết bảo tồn những giá trị văn hoá của người Việt tại Úc.
viber_image_2025-02-20_21-37-35-781.jpg
Bà cẩn thận tóm tắt nội dung của các cuốn băng quan trọng. Credit: SBS
Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 
Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay 

Share