Trump tự tin đàm phán Nga - Ukraine sớm bắt đầu

President of Ukraine Volodymyr Zelenskyy, US President Donald Trump and Russian President Vladimir Putin.

Credit: AP Photo/Ben Curtis/Gavriil Grigorov, Sputnik, Kremlin Pool Photo via AP/Eugen Kotenko/Ukrinform/ABACAPRESS.COM/AAP Image

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine sẽ bắt đầu 'ngay lập tức' sau các cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy.


Sau ba năm chiến tranh tàn khốc ở Ukraine, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố rằng chiến tranh đã gần chấm dứt sau các cuộc đàm phán ngoại giao mới.

Tổng thống đã có cuộc điện đàm riêng với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy vào thứ năm [[ngày 13 tháng 2]], cho biết các cuộc đàm phán hòa bình sẽ bắt đầu ngay lập tức.

"Chúng tôi đã có một cuộc gọi tuyệt vời và kéo dài trong một thời gian dài. Hơn một giờ. Sáng nay tôi cũng đã có một cuộc gọi rất tốt với Tổng thống Zelenskyy sau đó. Và tôi nghĩ chúng ta đang trên con đường đạt được hòa bình. Tôi nghĩ Tổng thống Putin muốn hòa bình và Tổng thống Zelenskyy muốn hòa bình. Và tôi muốn hòa bình. Tôi chỉ muốn thấy mọi người ngừng bị giết."

Không có cuộc đàm phán hòa bình nào được tổ chức kể từ những tháng đầu của cuộc xung đột hiện đang tiến gần đến kỷ niệm ba năm.

Người tiền nhiệm của ông Trump là Joe Biden và hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây không có cuộc thảo luận trực tiếp nào với Putin sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Điện Kremlin cho biết cuộc gọi của Tổng thống Putin với Trump kéo dài gần một tiếng rưỡi và hai người đã đồng ý gặp mặt trực tiếp, với việc ông Putin mời Donald Trump đến thăm Moscow.

"Chúng ta sẽ làm được điều gì đó. Chúng ta sẽ họp với nhau. Tôi sẽ chủ yếu trao đổi với Tổng thống Putin qua điện thoại, nhưng cuối cùng chúng tôi mong đợi được gặp nhau. Trên thực tế, chúng ta mong đợi rằng ông ấy sẽ đến đây và tôi sẽ đến đó. Và chúng ta cũng sẽ gặp nhau có thể là ở Ả Rập Xê Út, chúng ta sẽ gặp nhau lần đầu tiên ở Ả Rập Xê Út, xem liệu chúng ta có thể làm được điều gì đó không. Nhưng chúng ta muốn chấm dứt cuộc chiến đó. Cuộc chiến đó là một thảm họa. Một cuộc chiến thực sự đẫm máu, khủng khiếp."

Và văn phòng của Tổng thống Ukraine Zelenskyy xác nhận rằng ông đã nói chuyện với ông Trump trong khoảng một giờ, và chính nhà lãnh đạo này nói rằng ông cảm thấy tích cực về các cuộc đàm phán.

ZELENSKY [["Cuộc trò chuyện kéo dài. Chúng tôi đã thảo luận về nhiều sắc thái, ngoại giao, quân sự, kinh tế và Tổng thống Trump đã thông báo cho tôi về những gì Putin đã nói với ông ấy. Chúng tôi tin rằng sức mạnh của Hoa Kỳ là đủ để cùng với chúng tôi, cùng với tất cả các đối tác, gây sức ép với Nga và Putin hướng tới hòa bình."]]

Tổng thống Donald Trump từ lâu đã nói rằng ông sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, mà không nêu rõ chính xác cách ông sẽ thực hiện điều này ra sao.

Nhưng nhiều người Ukraine trên khắp thế giới không lạc quan rằng giải pháp của Tổng thống cho cuộc xung đột sẽ mang lại kết quả tích cực lâu dài cho đất nước họ.

Điều này phần lớn là do sự thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ được Bộ trưởng Quốc phòng mới của ông Trump, Pete Hegseth, vạch ra.


Tại trụ sở của Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương NATO vào thứ Tư [[ngày 12 tháng 2]], ông Hegseth cho biết Ukraine không thể mong đợi giành lại toàn bộ lãnh thổ đã chiếm được kể từ khi giao tranh bắt đầu vào năm 2014 với việc Crimea được Nga sáp nhập cùng năm đó.

Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ cũng sẽ không tìm kiếm tư cách thành viên NATO cho Ukraine như một phần của thỏa thuận hòa bình.

"Chúng tôi cũng muốn, giống như các bạn, một nước Ukraine có chủ quyền và thịnh vượng. Nhưng chúng ta phải bắt đầu bằng việc nhận ra rằng việc quay trở lại biên giới trước năm 2014 của Ukraine là một mục tiêu không thực tế. Việc theo đuổi mục tiêu ảo tưởng này chỉ kéo dài chiến tranh và gây ra nhiều đau khổ hơn. Một nền hòa bình lâu dài cho Ukraine phải bao gồm các đảm bảo an ninh vững chắc để đảm bảo rằng chiến tranh sẽ không bắt đầu lại. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không tin rằng tư cách thành viên NATO của Ukraine là kết quả thực tế của một giải pháp đàm phán."

Một số người Mỹ gốc Ukraine đã phẫn nộ trước sự thay đổi chính sách này.

Oleksandr Taran, 21 tuổi, chủ tịch của Svitanok - một tổ chức ủng hộ dân chủ có trụ sở tại New York ủng hộ chủ quyền của Ukraine - cho biết anh lo ngại về cách tiếp cận của chính quyền ông Trump.

“Kể từ khi có tin tức về thay đổi trong chính sách đối với cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, chúng tôi thực sự lo lắng, thực sự lo lắng vì chúng tôi quan tâm đến hậu quả của cuộc chiến này. Và chúng tôi muốn bảo đảm rằng các biên giới được quốc tế công nhận của Ukraine được tôn trọng. Chúng tôi muốn bào đảm rằng lợi ích của thế giới tự do, dân chủ cũng được duy trì. Vì vậy, điều đó thực sự quan trọng đối với tất cả chúng ta. Và chúng tôi lo lắng khi thấy chính sách thay đổi.”

Các cường quốc châu Âu và các đồng minh NATO đã có phản ứng, nói rằng số phận của Ukraine phải được quyết định với sự tham gia tích cực của chính phủ Ukraine.

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Noël Barrot cho biết châu Âu sẽ đóng vai trò của mình trong việc cung cấp các đảm bảo an ninh cho Ukraine ngay cả khi tư cách thành viên NATO không phải là ngay lập tức.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock cho biết bà cuối cùng cảm thấy khích lệ với các nỗ lực ngoại giao, nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin cuối cùng cũng phải tìm kiếm hòa bình sau ba năm đổ máu.

“Điều quan trọng nhất đối với chúng ta là cuối cùng chúng ta cũng đạt được điều đó, sau ba năm chiến tranh khủng khiếp giữa Nga và Ukraine, rằng tổng thống Nga sẽ ngồi vào bàn đàm phán. Là người châu Âu, chúng tôi luôn nói rõ: hòa bình và bàn đàm phán đã sẵn sàng, nó vẫn mở. Nhưng phản ứng của Putin là ba năm tàn bạo và khủng bố.”

Đồng hành cùng chúng tôi tại và cập nhật tin tức ở 
Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ hay 


Share