Sussan Ley: "Chúng ta cần nhiều phụ nữ hơn trong đảng"
Ngay sau khi lập nên cột mốc là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo Đảng Tự do, bà Sussan Ley tuyên bố muốn thấy nhiều phụ nữ hơn bước theo con đường của bà.
“Tôi muốn nói ngay tại đây và ngay bây giờ. Chúng ta cần nhiều phụ nữ hơn trong đảng. Chúng ta cần nhiều phụ nữ hơn trong bộ máy tổ chức, và cần nhiều phụ nữ hơn trong phòng họp của đảng.”
Bà Ley được bầu làm lãnh đạo đảng sau khi vượt qua người phát ngôn về ngân khố phe đối lập Angus Taylor trong cuộc bỏ phiếu nội bộ hôm thứ Ba – một chiến thắng sít sao với 29 phiếu so với 25 phiếu của đối thủ.
LISTEN TO

Đảng Tự do với nữ lãnh đạo đầu tiên: Có đủ để giành lại lá phiếu của phụ nữ?
SBS Vietnamese
06:57
Phụ nữ đang rời bỏ Đảng Tự do – và lý do không chỉ là giới tính
Tuy nhiên, chiến thắng của bà Ley đến trong bối cảnh Đảng Tự do liên tục mất đi sự ủng hộ từ cử tri nữ qua nhiều kỳ bầu cử. Cuộc đánh giá sau cuộc tổng tuyển cử năm 2022 cho thấy phụ nữ ở mọi độ tuổi, đặc biệt là phụ nữ trẻ, đã chuyển sang ủng hộ Đảng Lao động.
Phoebe Hayman, nhà nghiên cứu chính trị tại Đại học La Trobe, nhận định:
Đó là một nhóm phụ nữ có đặc điểm nhân khẩu học khá giống nhau, rời xa đảng chủ yếu vì các vấn đề xã hội và đạo đức – tức là những vấn đề giá trị, chứ không phải hoàn toàn vì các vấn đề cốt lõi như kinh tế.Nhà chính tri học Phoebe Hayman
Bà cho biết nhóm phụ nữ có học thức và thuộc tầng lớp trung lưu đã bắt đầu rời bỏ Đảng Tự do từ vài thập niên trước, một phần vì các vấn đề như chính sách người tị nạn, giáo dục và thiếu đầu tư cho truyền thông công cộng.
Sự bất mãn của cử tri nữ đạt đỉnh điểm trong nhiệm kỳ Thủ tướng Scott Morrison, đặc biệt sau cáo buộc hiếp dâm trong Quốc hội do Brittany Higgins đưa ra – một vụ việc khiến Đảng Tự do bị chỉ trích mạnh mẽ vì phản ứng thiếu quyết liệt.
Kết quả là trong cuộc bầu cử năm 2022, nhiều cử tri đã quay lưng lại với Đảng Tự do để ủng hộ các ứng viên độc lập thuộc nhóm “Teal”.
Những chính sách xa rời thực tế của phụ nữ
Giáo sư danh dự Carol Johnson từ Đại học Adelaide cho rằng Đảng Tự do tiếp tục thất bại trong việc kết nối với cử tri nữ, ngay cả trước kỳ bầu cử năm nay.
“Làm việc tại nhà mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ – đặc biệt trong bối cảnh họ thường phải chăm sóc con cái, người thân bị bệnh hoặc cha mẹ già.”
Bà Johnson chỉ ra rằng chính sách kêu gọi chấm dứt làm việc tại nhà của công chức – dù sau đó đã bị rút lại – cho thấy đảng đang bỏ qua góc nhìn giới tính trong hoạch định chính sách.
Khác với Đảng Lao động, vốn đã áp dụng chỉ tiêu giới tính từ năm 1994 và lần đầu tiên có nhiều nữ nghị sĩ hơn nam giới tại Hạ viện trong năm nay, Đảng Tự do vẫn chưa cam kết theo hướng này.
Giáo sư Johnson cho biết các thành viên Đảng Tự do thường tin vào giá trị "năng lực cá nhân" nên ngần ngại áp dụng chỉ tiêu.
Tuy nhiên, bà đặt câu hỏi:
“Chúng ta đang nói về việc chọn người có thể đại diện tốt nhất cho dân số đa dạng của nước Úc... Đảng Tự do cần chấp nhận rằng chỉ tiêu không nhất thiết đi ngược lại với năng lực, mà là cách để bảo đảm khái niệm năng lực được hiểu theo hướng rộng hơn.”
Cơ hội và thách thức cho Sussan Ley
Bà Ley khẳng định sẽ ưu tiên thay đổi chương trình hành động của đảng nhằm giành lại sự ủng hộ từ phụ nữ:
“Tôi không muốn thấy sự suy giảm đó thêm một ngày nào nữa. Điều đó đồng nghĩa với sự tham gia nghiêm túc, chân thành cùng một đội ngũ lãnh đạo mới và một chương trình nghị sự mới mà tôi sẽ trực tiếp thúc đẩy.”
Liệu phe bảo thủ trong đảng có cho phép điều đó không, hay sẽ dẫn đến chia rẽ chính sách nghiêm trọng và bất ổn trong nội bộ Đảng Tự do tại Quốc hội?Giáo sư danh dự Carol Johnson
Nhà chính trị học Phoebe Hayman cho rằng vẫn có cơ hội để Đảng Tự do lấy lại lòng tin từ cử tri nữ, nếu đảng này điều chỉnh chính sách theo hướng phù hợp với giá trị tự do nhưng vẫn đáp ứng mối quan tâm của phụ nữ.
“Đảng Tự do hoàn toàn có khả năng xây dựng các chính sách nằm trong khuôn khổ tư tưởng của mình... thay vì phớt lờ hay làm suy yếu chúng.”
Tuy nhiên, Giáo sư Johnson cảnh báo chiến thắng sít sao của bà Ley khiến vị trí của bà trở nên mong manh. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm đưa đảng đi theo hướng tiến bộ hơn cũng có thể gặp phản kháng mạnh từ phe bảo thủ nội bộ.
READ MORE

SBS Việt ngữ